Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaLực lượng Bảo vệ biển Nhật Bản tẩy chay máy bay không...

Lực lượng Bảo vệ biển Nhật Bản tẩy chay máy bay không người lái do TQ chế tạo từ đầu năm 2020

Truyền thông Nhật Bản ngày 9/12 đưa tin lực Lượng bảo vệ biển Nhật Bản sẽ đình chỉ mua sắm và sử dụng các máy bay không người lái chụp ảnh trên không cỡ nhỏ sản xuất tại Trung Quốc để tránh rò rỉ thông tin mật.

Theo bản tin của Nihon Keizai Shimbun, Lực lượng Bảo vệ biển Nhật Bản (Japan Cost Guard) dự định sẽ ngừng mua và sử dụng các máy bay không người lái dùng chụp ảnh trên không do Trung Quốc sản xuất từ năm 2020. Ngoài ra, hàng chục máy bay không người lái dùng chụp ảnh trên không hiện đang được sử dụng cho việc cứu hộ cũng sẽ được thay thế bằng các loại sản phẩm khác để tránh rò rỉ thông tin bí mật. Một lần nữa, Nhật Bản quyết định loại bỏ các sản phẩm công nghệ của Trung Quốc.

Trang tin Đông Phương cho biết, nhiệm vụ của Lượng bảo vệ biển Nhật Bản bao gồm ứng phó với các vụ tai nạn, cứu hộ trên biển, giám sát vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc và giám sát các tàu cá của Triều Tiên. Thông tin được họ xử lý bao gồm các vấn đề liên quan đến bảo đảm an ninh và tìm kiếm cứu hộ. Hàng chục máy bay không người lái chụp ảnh trên không hiện đang thuộc sở hữu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật hầu hết đều được sản xuất tại Trung Quốc. Lúc đầu chúng được mua vì rẻ và tính năng vượt trội, nhưng nay trong kế hoạch bổ sung ngân sách mua sắm trong ngân sách năm 2020 chúng đã thay thế bằng các sản phẩm từ các quốc gia khác. Hiện nay Lực lượng Bảo vệ biển Nhật Bản đang sử dụng một số lượng khá lớn máy bay không người lái cỡ nhỏ Trung Quốc chuyên dụng chụp ảnh trên không cho các hoạt động nghiệp vụ

Về các máy bay không người lái chụp ảnh trên không do các hãng Trung Quốc sản xuất, Bộ Quốc phòng Mỹ về nguyên tắc nghiêm cấm mua và sử dụng sản phẩm của hãng Đại Cương (DJI). Phía Mỹ chỉ ra rằng rất nhiều thông tin sẽ được các máy bay không người lái DJI này truyền trở lại Trung Quốc từ máy chụp ảnh gắn trên đó, vì vậy chúng không thể được sử dụng. Tuy nhiên, Mỹ đã đồng ý sử dụng “sự cố khẩn cấp” như một trường hợp đặc biệt để cho phép mua sắm máy bay không người lái chụp ảnh trên không do Trung Quốc sản xuất; vì vậy ngay cả sau khi lệnh cấm được ban hành, quân đội Mỹ vẫn mua sắm DJI.

Chính phủ Nhật Bản nhận thức được hành vi của chính quyền Donald Trump đang tăng cường quy phạm và định chế bảo đảm an ninh kinh tế và việc mua máy bay không người lái chụp ảnh trên không là một trong số các nội dung đó. Năm 2018, việc mua sắm của chính phủ Nhật Bản cũng đã hầu như đã loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm của Huawei. Ngoài ra, để ngăn chặn các vụ mua bán và sáp nhập có hại của các nhà đầu tư nước ngoài, Luật Ngoại hối và Ngoại thương Nhật Bản vừa được sửa đổi thông qua ngày 22 tháng 11 cũng đã tăng cường các quy định đầu tư của các công ty nước ngoài cho các công ty Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cũng đang dự định kế hoạch thành lập một tổ kinh tế phụ trách riêng lĩnh vực kinh tế trực thuộc Cục An ninh Quốc gia (NSS) vào tháng 4 năm 2020 để thống nhất hợp tác với chính sách đảm bảo an ninh kinh tế của Mỹ. Các doanh nhân tư nhân Nhật Bản cũng đã bắt đầu sử dụng máy bay không người lái chụp ảnh trên không rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp và giao hàng tận nhà. Viện nghiên cứu tổng hợp Impress của Nhật Bản ước tính rằng thị trường máy bay không người lái chụp ảnh trên không của Nhật Bản vào năm 2019 sẽ tăng 56% so với năm 2018, đạt 145 tỷ yên và có thể tăng lên tới 507,3 tỷ yên vào năm 2024.

Những nghi ngại của Nhật Bản về nguy cơ đánh cắp thông tin của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở. Các chuyên gia của công ty an ninh mạng Positive Technologies (PT) cho biết một nhóm tin tặc có nguồn gốc châu Á, được đặt tên là TaskMasters, trong ít nhất 9 năm qua đã tấn công vào hệ thống máy tính của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có một số tổ chức và công ty của Nga. Các chuyên gia của PT đã đề cập tới tổn thất của hơn 30 tổ chức quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, năng lượng, bất động sản,… trong đó có 24 tổ chức ở Nga. Tuy nhiên, PT không tiết lộ thông tin cụ thể về các công ty này. Theo ghi nhận của PT, công cụ tấn công của nhóm tin tặc này có liên quan tới các nhà phát triển Trung Quốc, trong đó một số cuộc tấn công xuất phát từ các địa chỉ IP tại quốc gia này. Hãng bảo mật Kaspersky Lab gọi nhóm tin tặc trên là BlueTraveler. Kaspersky Lab cho hay, các chuyên gia của hãng này đã theo dõi hoạt động của BlueTraveler từ năm 2016. Mục tiêu mà BlueTraveler nhắm đến có thể là các cơ quan chính phủ, chủ yếu từ Nga và Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS). Kaspersky Lab xác nhận rằng những kẻ tấn công có khả năng là người Trung Quốc. Các chuyên gia của Kaspersky Lab cũng lưu ý rằng, phương pháp bám vào cơ sở hạ tầng với sự hỗ trợ của bộ công cụ lập lịch tác vụ thường được sử dụng vào mục đích tình báo chính trị hoặc tình báo công nghiệp.

RELATED ARTICLES

Tin mới