Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBất chấp những chỉ trích, lo ngại của dư luận, các công...

Bất chấp những chỉ trích, lo ngại của dư luận, các công ty nhà nước TQ vẫn liên tục trúng thầu các dự án trọng điểm tại Philippines

Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, vừa qua đã tiếp tục trúng thầu dự án xây dựng sân bay trị giá 10 tỷ USD ở ngoại ô thủ đô Manila của Philippines. Những sự kiện này cho thấy Trung Quốc đang không ngừng gia tăng ảnh hưởng tại quốc gia này, bất chấp những quan ngại của dư luận người dân và một bộ phận chính trị.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) đã cùng với Công ty dịch vụ hàng không Macroasia Corporation của Philippines tham gia liên danh với chính quyền tỉnh Cavite (Philippines) để thực hiện dự án sân bay quốc tế Sangley Point. Đây là một trong hai dự án sân bay trị giá hàng tỷ USD được xây dựng nhằm giảm tải cho sân bay chính của Philippines đặt tại Manila. Dự án cũng là một phần trong kế hoạch cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng lớn của Chính phủ Philippines. Bên cạnh đó, việc CCCC thắng thầu dự án sân bay nói trên cho thấy các công ty nhà nước Trung Quốc đang ngày càng gia tăng sự hiện diện tại Philippines. Trong năm qua, các công ty này đã giành được nhiều hợp đồng thuộc các lĩnh vực viễn thông, năng lượng và xây dựng của Philippines.

Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Ngoại trưởng lần tứ 14 các nước tham gia Diễn đàn hợp tác Á-Âu tại Madrid, Tây Ban Nha, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hôm 16/12 đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác khai thác dầu khí chung. Cụ thể, Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Philippines nhằm thúc đẩy quá trình triển khai bản ghi nhớ (MOU) về khả năng khai thác dầu khí chung ở Biển Đông hiện có giữa hai nước. Đáp lại, người đồng cấp Teodoro Locsin nói rằng Philippines cũng sẵn sàng cùng Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình này. Tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Philippines đưa ra trong bối cảnh hai nước đang chuẩn bị tiến tới kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trước đó, tháng 11/2018, Manila đã đồng ý ký bản ghi nhớ về khả năng hợp tác phát triển nguồn năng lượng ở Biển Đông với Bắc Kinh trong chuyến thăm Philippines của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bên cạnh lĩnh vực xây dựng, vận tải hàng không, Trung Quốc cũng được xem là đang đầu tư nhiều vào lĩnh vực năng lượng tại Philippines. Từ năm 2009, tập đoàn Nari của Trung Quốc đã sở hữu 40% lưới điện quốc gia của Philippines. Tập đoàn lưới điện quốc gia Philippines (NGCP) là nơi điều hành đường dây truyền tải điện của đất nước này. Dòng điện được truyền từ tỉnh Luzon – đầu phía Bắc của đất nước – xuống tỉnh Mindanao ở phía Nam. Chính điều này đã khiến Thượng nghị sĩ Richard Gordon phải kêu lên trong phiên họp ngày 19/11 rằng Philippines đã trao 40% lưới điện quốc gia cho một tập đoàn nước ngoài mà họ có lợi ích va chạm với đất nước này. Hơn nữa, đó là một quốc gia có tham vọng bá quyền.

Năm 2016, Bắc Kinh cam kết tài trợ một loạt các dự án chính cho chương trình xây dựng của Tổng thống Philippines. Nhưng 3 năm sau, nhiều dự án vẫn còn trên bản vẽ. Tháng 10/2019, Trung Quốc và Philippines tiếp tục ký 6 thỏa thuận với trị giá lên tới 924 triệu USD. Nhưng đây vẫn chỉ là một con số nhỏ so với con số 9 tỷ USD mà Trung Quốc đã cam kết trong năm 2016. Sự khác biệt này đã khiến các nhà phê bình đặt ra câu hỏi rằng Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phải thể hiện điều mấu chốt gì trong chính sách đối ngoại của mình đối với Trung Quốc. Các thỏa thuận mới nhất bao gồm các nghiên cứu khả thi cho hai công việc xây dựng gắn liền với Chương trình “Xây dựng và Xây dựng” của Duterte, một sáng kiến cơ sở hạ tầng mà ông hứa sẽ thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. Mặc dù ông Duterte đã định vị rằng chính sách kết thân với Trung Quốc của mình là một chiến thắng cho nền kinh tế nhưng dòng chảy thương mại tại Philippines vẫn đang bị giảm mạnh. Nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng lên 22 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng xuất khẩu từ Philippines sang Trung Quốc giảm chỉ có giá trị 8,8 tỷ USD.

Trong số các dự án được tài trợ bằng tiền mặt của Trung Quốc, chỉ có công việc tưới tiêu từ sông Chico trị giá 62 triệu USD cho miền Bắc Philippines được tài trợ bằng một khoản vay mềm, và hai cây cầu ở Manila, được trả bằng tiền tài trợ, đã thực sự bắt đầu được xây dựng. Ông Alvin Camba, một tiến sĩ tại Đại học Johns Hopkins cho hay, một số dự án có trong cam kết 9 tỷ USD của Bắc Kinh có thể đã bị trì hoãn do những yếu tố khó khăn trong thủ tục. Ông Flores, Chủ tịch Câu lạc bộ kinh doanh Anvil, một hiệp hội gồm các doanh nhân trẻ gốc Trung Quốc cũng cho biết: “Hệ thống Philippine của chúng tôi yêu cầu các khoản vay và dự án phải minh bạch. Mọi thứ phải được xem xét và phân tích kỹ lưỡng, do đó những thứ này không được phê duyệt ngay lập tức”. “Thứ hai, chính phủ trước đây rất tiêu cực đối với Trung Quốc, vì vậy không có cuộc đàm phán, không có cuộc thương lượng và không có nghiên cứu khả thi nào trước đây. Do đó, khi Tổng thống Duterte bước vào, mọi thứ phải bắt đầu lại từ đầu”, ông Flores nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới