Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTruyền thông Úc: TQ biên chế tàu sân bay tự đóng ở...

Truyền thông Úc: TQ biên chế tàu sân bay tự đóng ở Biển Đông chỉ nhằm mang tính biểu tượng

Trung Quốc đã chính thức bàn giao và biên chế tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất mang tên Sơn Đông cho lực lượng Hải quân nước này hôm 17/12 sau 7 năm chế tạo, thử nghiệm. Mặc dù sự kiện này được giới tinh hoa lãnh đạo và truyền thông Bắc Kinh ca ngợi là bước ngoặt lịch sử trọng đại của nước này, song dư luận các nước như Mỹ, Úc cho rằng điều này chỉ mang tính biểu tượng đối với Trung Quốc.

Trong bài viết của tờ ABC của Úc ngày 18/12 cho biết tàu sân bay đầu tiên được chế tạo trong nước của Trung Quốc đã đi vào hoạt động sau một buổi lễ khánh thành, bàn giao tại một căn cứ hải quân Tam Á, thuộc tỉnh Hải Nam ở Biển Đông. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự buổi lễ, kiểm tra các thiết bị và lính canh trên tàu sân bay mới. Tàu sân bay mới trước kia mang tên là 002A, được đặt tên chính thức là Sơn Đông theo tên tỉnh cùng tên của Trung Quốc, và là tàu sân bay thứ hai trong hải quân Trung Quốc. Chiếc đầu tiên được Bắc Kinh mua từ Ucraina mang tên Liêu Ninh.

Hãng tin ABC dân nhận định của chuyên gia Euan Graham, Giám đốc điều hành của La Trobe Asia cho rằng “Tàu sân bay mới đặt Trung Quốc vào một liên minh nhỏ của các quốc gia đã làm điều đó”. Theo chuyên gia này, “một số quốc gia đã chọn mua tàu sân bay từ các nước khác và Trung Quốc đã đi theo con đường đó cho con tàu đầu tiên của họ”. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, tàu Liêu Ninh, là tàu được chế tạo từ thời Liên Xô mà Bắc Kinh đã mua lại từ Ucraina năm 1998. Nó có thể mang theo 24 máy bay chiến đấu trong khi Sơn Đông có khả năng mang theo 36 chiếc. “Điều đó cho thấy một mức độ ý chí và sự đổi mới, để có thể tạo ra bước nhảy vọt cho sản xuất trong nước của Bắc Kinh”, ông Graham nói.

Tàu sân bay Sơn Đông chỉ thể hiện uy tín hay quyền lực?

Ông Graham cho biết điều quan trọng là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự lễ ra mắt của tàu Sơn Đông. Với sự hiện diện của ông cho thấy Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc coi con tàu là “biểu tượng cho vị thế của Trung Quốc”. Chủ tịch Trung Quốc đã giám sát một quá trình hiện đại hóa đáng kể của quân đội Trung Quốc, với lực lượng vũ trang của nước này trong năm nay đã cho thấy các tên lửa hạt nhân siêu thanh mới và laser săn ngầm . Thậm chí còn có một cảnh tượng về thứ dường như là một khẩu súng trường điện từ gắn trên tàu chiến , về mặt lý thuyết có khả năng bắn nhanh hơn năm lần so với tốc độ âm thanh. Nhưng không giống như những tiến bộ công nghệ nhằm mục đích đẩy mạnh lớp phòng thủ, phòng thủ không phận và trên biển trước các đối thủ tiềm tàng, các hàng không mẫu hạm của Trung Quốc là sự trở lại thời kỳ cũ, chuyên gia Graham cho biết.

“Tôi nghĩ rằng có rất nhiều cuộc tranh luận nội bộ ở Trung Quốc về việc có thực sự đáng để đầu tư cho tàu sân bay hay không?” , ông Graham nói. “Công nghệ đang đẩy lợi thế về phía người phòng thủ hơn là kẻ tấn công trong chiến tranh trên biển. Điều đó có nghĩa là trong một cuộc xung đột cường độ cao, trong đó Trung Quốc phải đối mặt với một kẻ thù ngang hàng hoặc gần ngang hàng, giả sử Nhật Bản hoặc Mỹ thì các tàu sân bay sẽ rất ít phát huy tác dụng trong các cuộc đối đầu. Chúng (tàu sân bay) sẽ quá dễ bị tấn công bằng tên lửa hoặc tàu ngầm”.

Thậm chí có thể chỉ là “công cụ dùng để cưỡng chế”

Tuy nhiên , đối với Biển Đông, nơi các tranh chấp chủ quyền đang diễn biến ngày càng phức tạp và là tâm điểm của sự chú ý, trong đó Bắc Kinh phaitr hứng chịu búa rìu của dư luận thì việc tàu sân bay mới của Trung Quốc được hạ thủy có thể đóng vai trò mạnh mẽ, Giám đốc điều hành của La Trobe Asia nhận định. “Ở ngưỡng thấp hơn của xung đột, giả sử có lẽ với Việt Nam hoặc một quốc gia Đông Nam Á khác thì tàu sân bay sẽ hữu ích đối với Trung Quốc”, ông nói. “Chúng hữu ích chủ yếu như các công cụ địa vị, nhưng cũng là công cụ cưỡng chế để cố gắng đe dọa các cường quốc nhỏ hơn trong việc điều chỉnh hành vi của họ đối với một Trung Quốc đã trỗi dậy và đặc biệt là ở Biển Đông. Trong khi tàu Sơn Đông chỉ là một phiên bản cải tiến khiêm tốn trên tàu Liêu Ninh thì các tàu sân bay của Trung Quốc vẫn tụt hậu so với Mỹ, quốc gia đang sở hữu 10 chiếc đang hoạt động và đang lên kế hoạch xây dựng thêm hai chiếc nữa. Các tàu sân bay Mỹ này tiên tiến hơn và có công nghệ máy phóng để phóng máy bay, trong khi cả hai tàu của Trung Quốc đều sử dụng cái gọi là “cú nhảy trượt tuyết” ở cuối đường chạy đà. Ông Graham cho biết các tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc có thể sẽ có máy phóng nhưng ngay cả khi đó, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Các tàu sân bay về cơ bản là một sân bay nổi. Điều này làm cho tàu sân bay thực sự là cánh máy bay và ở khâu này Trung Quốc đang khó khăn.

RELATED ARTICLES

Tin mới