Thursday, March 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBiển Đông trước các thách thức trong năm 2020

Biển Đông trước các thách thức trong năm 2020

Sau những gì xảy ra trong năm 2019, trả lời phỏng vấn Thanh Niên mới đây, các chuyên gia quốc tế dự báo Biển Đông sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức trong năm sau.

Điểm lại tình hình 2019, ông James Kraska (giáo sư (GS) về luật hàng hải quốc tế – Đại học Hải chiến Mỹ), chỉ ra và dự báo: Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Có lẽ, sang năm sau thì các hành vi này sẽ tiếp diễn.

Trung Quốc đang sử dụng lực lượng dân quân biển để hình thành “vùng xám” nhằm lấn át để đẩy các bên ra khỏi khu vực. Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược này trong năm 2020

Ông Gregory B.Poling, Giám đốc AMTI

Bên cạnh đó, song hành cùng việc tiến hành các hành vi trên, GS Kraska nhận định: “Lâu nay, Bắc Kinh vẫn luôn theo đuổi chính sách “chia rẽ và chinh phục”. Bên cạnh đó, còn có chính sách kiểu “cây gậy và củ cà rốt” để áp đặt các nước khác và sẵn sàng trừng phạt bằng nhiều chiêu bài thông qua ngoại giao, quân sự và kinh tế”. Đây sẽ chính là những biện pháp mà Bắc Kinh theo đuổi nhằm đạt được mục tiêu.

Ảnh hưởng của Biển Đông với Indo-Pacific

Tình hình Biển Đông trong năm 2019 đã thúc đẩy các nước ưu tiên chính sách đối ngoại đối với khu vực liên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Điều đó thể hiện qua việc Nhật Bản có “Tầm nhìn Indo-Pacific tự do và rộng mở”, ASEAN có “Triển vọng Indo-Pacific”, Mỹ có “Chiến lược Indo-Pacific”, Úc cũng đưa ra khái niệm định hình Indo-Pacific.

Đó là vì hầu hết các nước đều lo ngại về hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông và dự đoán cách chiêu trò “lý lẽ của kẻ mạnh” sẽ được Bắc Kinh áp dụng như một lề lối mới cho trật tự khu vực, bất chấp luật pháp quốc tế. Bằng chứng là Trung Quốc đã không ngần ngại xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai khí tài quân sự ở các thực thể, bãi đá ngầm trên Biển Đông.

Bên cạnh đó, nhiều nước cũng lo ngại Trung Quốc sẽ thực thi các chính sách “mềm” nhằm phá vỡ quy tắc toàn cầu cũng như tại khu vực. Những chính sách “mềm” này có thể bao gồm cả việc tìm cách can thiệp để phá vỡ sự đồng thuận trong khối ASEAN, hoặc viện trợ tài chính gây ảnh hưởng nhằm vào một số nước liên quan tranh chấp.

Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung về cấu trúc an ninh ở Indo-Pacific, mà tâm điểm là Biển Đông, đang gây nhiều ảnh hưởng, các nước trong khu vực sẽ muốn mở rộng liên kết hơn với nhiều nước như Nhật, Úc, Ấn Độ…

PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada)

 Tương tự, một đồng nghiệp của ông Kraska là GS James Holmes (thuộc Đại học Hải chiến Mỹ) cũng dự báo: năm 2020, Trung Quốc sẽ tiếp tục các hành vi xâm phạm chủ quyền như năm qua. Mục tiêu của Bắc Kinh làm nhằm “đặt sự đã rồi” để thiết lập chủ quyền phi pháp mà không cần dùng đến chiến tranh.

RELATED ARTICLES

Tin mới