Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaIndonesia và Malaysia đồng loạt phản bác yêu sách “chủ quyền” của...

Indonesia và Malaysia đồng loạt phản bác yêu sách “chủ quyền” của TQ ở Biển Đông: Khi các chuẩn mực quốc tế bị Bắc Kinh chà đạp

Trái với những gì được Trung Quốc đưa ra về việc tình hình Biển Đông đang phát triển ổn định và Bắc Kinh thiện chí cùng các nước đang hợp tác giải quyết hiệu quả các tranh chấp, các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông liên tục bị các nước ASEAN phản đối, lên án. Mới đây nhất là các tuyên bố, động thái của Malaysia và Indonesia.

Indonesiatuyên bố không bao giờ công nhận “đường 9 đoạn” của TQ và khẳng định giá trị pháp lý trong Phán quyết của PCA

Hôm 30/12/2019, ngư dân Indonesia cho biết họ đã thấy một tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống các tàu cá Trung Quốc nhiều lần trong những ngày gần đây tại vùng biển Natuna và họ đã báo cáo cho Cơ quan An ninh Biển Indonesia. Và thông tin đó đã chính xác khi hôm 30/12/2019, khi Bộ Ngoại giao Indonesia ra thông cáo nói tàu tuần duyên Trung Quốc đã tiến vào vùng EEZ của Indonesia, khu vực ngoài khơi Quần đảo Natuna ở phía Bắc nước này và triệu Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta tới để trao công hàm phản đối. Đến ngày 2/01/2020, Bộ Ngoại giao Indonesia tiếp tục ra thông cáo yêu cầu Trung Quốc phải giải thích về “cơ sở pháp lý và các đường biên rõ ràng” liên quan tới Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia. Indonesia nói EEZ là nơi họ có đầy đủ đặc quyền theo quy định của Công ước Luật biển Liên hợp quốc năm 1982 (UNCLOS). Là một thành viên ký kết UNCLOS, Indonesia nói, Trung Quốc có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng quy định này. Bộ Ngoại giao Indonesia lặp lại quan điểm Jakarta không tham gia tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và không có các vùng chồng lấn trên biển với Trung Quốc. Jakarta cũng nhắc tới việc lập luận của Bắc Kinh đã bị bác hồi 2016 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) và tuyên bố Indonesia “không bao giờ công nhận ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc”.

Đáp lại phản ứng của Jakarta, phía Bắc Kinh hôm 31/12/2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói Trung Quốc có “chủ quyền” đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển xung quanh và cho rằng cả Trung Quốc và Indonesia đang có các hoạt động nghề cá “bình thường” tại đó vùng biển mà Jakarta đề cập đến. Tuy không nhắc tên địa danh cụ thể, nhưng Trung Quốc coi đó là nơi liên quan tới quần đảo Trường Sa. “Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Trung Quốc có chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan tới quần đảo Trường Sa… Trung Quốc có các quyền lịch sử tại Biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông). Các ngư dân Trung Quốc luôn tiến hành các hoạt động đánh bắt ở vùng biển liên quan tới Quần đảo Trường Sa. Điều đó là hợp pháp và hợp lý”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngang nhiên tuyên bố trước báo chí.

Malaysia chỉ trích việc TQ đưa ra yêu sách “đường 9 đoạn” ở Biển Đông là quá “lố bịch”, đáp trả mạnh mẽ các tuyên bố của Bắc Kinh

Ngay sau khi nộp đơn đề nghị Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS) xét duyệt yêu cầu của Malaysia là mở rộng ranh giới thềm lục địa qua khỏi EEZ, Manila tuyên bố rằng việc Bắc Kinh lập bản đồ tự vẽ “đường 9 đoạn” để tuyên bố sở hữu hầu như toàn bộ Biển Đông là quá “lố bịch”. Ngoại trưởng Saifuddin Abdullah hôm 20/12 nêu: “Vì Trung Quốc tuyên bố toàn bộ Biển Đông, tôi nghĩ tuyên bố như thế là lố bịch”. Khi bào chữa cho đơn đăng ký mở rộng ranh giới thềm lục địa của Malaysia, ông nói là nhằm để Malaysia khẳng định chủ quyền trên toàn bộ thềm lục địa và các tài nguyên bên dưới gồm các mỏ dầu khí có thể có trong khu vực này.

Đáp lại động thái của Malaysia, Đại diện phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp quốc đã gửi văn bản đến Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, phản đối đơn đăng ký mở rộng ranh giới thềm lục địa của Malaysia trình CLCS, với nội dung “Chính phủ Trung Quốc nghiêm túc đề nghị Ủy ban không xét đơn của Malaysia. Trung Quốc có vùng biển nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp ở khu vực Nam Hải Chư Đảo. Trung Quốc có một vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trung Quốc có chủ quyền lịch sử ở Nam Hải”.

Nhận định của giới chuyên gia các nước về ý đồ và hệ luỵ từ những hành vi của TQ trên Biển Đông

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh đưa tàu bè và các lực lượng hải cảnh vào khu vực EEZ của nước khác trên Biển Đông. Hồi tháng 7/2019, Trung Quốc đã đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 với sự hộ tống của lực lượng hải cảnh đã xâm phạm Bãi Tư chính nằm hoàn toàn thuộc vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của UNCLOS và sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Các vụ việc tương tự cho việc Trung Quốc có các hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền các nước ở Biển Đông cũng diễn ra đối với Philippines và Malaysia. Theo trang tin The Jakarta Post, trước đó, Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia đã báo cáo tình trạng phát hiện có hàng chục tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống tàu cá vào tiến hành các hoạt động mà giới chức Indonesia cho là đánh bắt cá bất hợp pháp. Jakarta Post nói khoảng 50 tàu Trung Quốc vào vùng biển Indonesia lần đầu tiên hôm 19/12 và rời đi vào ngày hôm sau. Đến ngày 24/12 lại có thêm các tàu quay trở lại với sự hộ tống của nhiều tàu tuần duyên Trung Quốc.

Những hành động của Trung Quốc cho thấy mục tiêu không thây đổi của Bắc Kinh là độc chiếm Biển Đông. Nhắc lại lịch sử, vào năm 1956, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép phần phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đến năm 1974 thì chiếm toàn bộ quần đảo này. Đến năm 1988, Trung Quốc chiếm thêm một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. au đó, Trung Quốc nhanh chóng biến cãi bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa thành những căn cứ quân sự. Từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc ồ ạt bồi đắp 7 bãi đá họ chiếm đóng của Việt Nam thành các đảo nhân tạo với diện tích trên 13 km2 (chiếm khoảng 95% tổng diện tích các đảo đảo tự nhiên và đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa), trong đó 3 đảo có đường băng dài 3.000 m. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington, đã phân tích các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy có nhiều đường băng, chỗ đỗ máy bay, các điểm radar và bệ phóng tên lửa đất đối không nổi trên 3 thực thể là đá Subi, đá Vành khăn và đá Chữ Thập. Từ năm 2017, Trung Quốc đưa ra khái niệm “Tứ Sa” về Biển Đông. Theo đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Pratas, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield với tên gọi lần lượt là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa. Thay vì được xem là một nhóm các thực thể tranh chấp, Trung Quốc coi mỗi nhóm đảo và đá ngầm này là một quần đảo gồm nhiều thực thể khác nhau, với ranh giới biển cụ thể, có chủ quyền và quyền được xác lập xung quanh đó một vùng đặc quyền kinh tế.

Đi liền với hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Trung Quốc còn ngăn cản Việt Nam với các đối tác nước ngoài thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Họ ngang nhiên coi EEZ của các quốc gia khác như của mình, mà điển hình là vụ Trung Quốc hạ đặt dàn khoan 981 trong vùng EEZ của Việt Nam hồi năm 2014. Việc Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trở lại trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam là bước đi mới nhất nhằm áp đặt trên thực tế “đường 9 đoạn” bất hợp pháp trên Biển Đông. Theo đó, dần dà, Trung Quốc lân la chiếm toàn bộ các đảo trong vùng biển này (bao gồm 4 quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa theo cách gọi của Trung Quốc), đồng thời mong muốn nắm chủ quyền với khoảng 80% diện tích Biển Đông và toàn bộ tài nguyên trong khu vực biển này theo “đường 9 đoạn”, bên cạnh đó là quyền kiểm soát với vùng trời, vùng biển và đáy biển. Những hành động trên của Trung Quốc được kể tên là những kế sách “biến không thành có”, “tằm ăn dâu”, “cây gậy và củ cà rốt”… mà nước này đang áp dụng với các nước có tranh chấp trong vấn đề Biển Đông. Tất cả những kế sách đó đều nhằm mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là “độc chiếm Biển Đông”.

RELATED ARTICLES

Tin mới