Saturday, April 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSự điều chỉnh chính sách của Liên minh châu Âu trong quan...

Sự điều chỉnh chính sách của Liên minh châu Âu trong quan hệ với TQ

Thời gian gần đây, Liên minh châu Âu (EU) đang có bước chuyển hướng trong quan hệ với Trung Quốc. Theo đó, EU bắt đầu thể hiện quan điểm, thái độ hòa dịu trong chính sách quan hệ với Trung Quốc.

Chính sách của EU đối với Trung Quốc đang chuyển hướng

Khác với Mỹ vốn luôn coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh tiềm tàng”, EU và các nước luôn có thái độ hòa dịu trong chính sách quan hệ với Trung Quốc. Họ luôn tin rằng hệ thống chính trị của mình có tính công bằng khi tham gia rộng rãi, nhưng từ năm 2018, chúng ta đã nhìn thấy có sự thay đổi chính sách của EU, nguyên nhân chủ yếu có 3 mặt sau: Thứ nhất, việc điều chỉnh đối với bên ngoài này xuất phát từ sự thất bại chính trị trong nước. Tính hạn chế của EU với tư cách là tổ chức quốc tế và nguyên tắc phát triển cơ bản đã quyết định rằng họ sẽ chỉ là các cường quốc kinh tế, chứ không phải là một người chơi chiến lược trong chính trị quốc tế. Thứ hai, nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu có xu hướng thắt chặt đối với Trung Quốc là do chưa thoát khỏi sự đánh giá sai. Các phán đoán trước đây của châu Âu về Trung Quốc luôn dựa trên 2 giả thiết sai lầm: (i) Người ta thường tin rằng thời kỳ đầu Trung Quốc phát triển có thể là do chạy nhanh trước một khoảng thời gian, nhưng sẽ không thể chạy nhanh trong một thời gian dài được và sẽ luôn bị tụt lại phía sau phương Tây. (2) Khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển đến một mức độ nhất định chắc chắn sẽ dần dần đi theo chế độ dân chủ đại nghị. Đến lúc đó, Trung Quốc sẽ ngày càng tiến gần hơn đế phương Tây và những vấn đề tương tự với xã hội phương Tây sẽ lần lượt xuất hiện, từ đó sẽ hạn chế tốc độ phát triển. Các kết luận rút ra bởi 2 điểm này là: Nếu Trung Quốc muốn thoát nghèo, trở thành cường quốc thế giới, chắc chắn sẽ phải đi theo con đường “phát triển phổ quát: trước tiên phát triển kinh tế thị trường, sau đó là chế độ dân chủ đại nghị” mà phương Tây đề xướng dưới sự dẫn dắt của châu Âu và Mỹ. Ngày nay, khi EU thấy rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ đi theo con đường riêng của mình theo điều kiện quốc gia, liền thay đổi thái độ ôn hòa trước đây, bắt đầu không ngừng bày tỏ “sự thất vọng” của mình. Thứ ba, châu Âu thiếu nhận thức mang tính hệ thống và hiểu biết toàn diện về Trung Quốc. Nói một cách đơn giản chính là không hiểu Trung Quốc và các doanh nghiệp của nước này, ở một mức độ nhất định, “đeo kính màu” để nhìn sự phát triển của Trung Quốc. Đây là lý do tại sao EU mất vị thế quốc tế và cũng là kết quả của việc định vị EU là nước lớn phi chiến lược. Biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, EU thiếu chiều rộng và chiều sâu đối với Trung Quốc, thiếu hiểu biết về động lực phát triển và logic phát triển của Trung Quốc. Đây chính là lý do tại sao đến nay EU vẫn quy kết việc phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp Trung Quốc là do sự “trợ cấp cao” và “độc quyền cao” giản đơn; Hai là, tính ưu việt của ý thức hệ khiến họ chú ý hơn đến sự phản ánh cảu đề xuất giá trị trong xã hội, mà bỏ qua sự cân bằng tình hình đằng sau đó.

Kể từ năm 2016 đến nay, thái độ của EU đối với Trung Quốc có sự thay đổi hoàn toàn. Tình hình thế giới trong khoảng thời gian này cũng đã có những điều chỉnh nhỏ cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Sau khi Donald Trump lên nắm quyền, một loạt biện pháp bảo hộ kết hợp với đàm phán thương mại đã đưa trục thương mại toàn cầu từ chủ nghĩa đa phương sang chủ nghĩa song phương lấy Mỹ làm trung tâm, điều này đã làm giảm đáng kể vị thế và quyền phát ngôn của EU trong cộng đồng quốc tế, đồng thời cũng khiến EU cảm giác không gian chiến lược của họ có thể sẽ bị thu hẹp thành mối đe dọa lấy quan hệ xuyên Đại Tây Dương làm cốt lõi. Sự thành công của con đường Trung Quốc và mô hình phát triển của nước này đã khiến EU cảm thấy bất an, lo ngại việc truyền bá mô hình này trong tương lai có thể sẽ thay thế mô hình phát triển ra bên ngoài của EU. Đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu vượt xa mong đợi của khu vực này, do vậy, họ lo ngại ý đồ chính trị có thể ẩn chứa đằng sau hành vi kinh tế của Trung Quốc.

Ảnh hưởng tiềm tàng các chính sách mới của EU đối với các doanh nghiệp Trung Quốc

Đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, các nhà tư vấn chiến lược phán đoán những chính sách mới này sẽ đưa ra những thách thức mới từ 3 phương diện để họ thực hiện chiến lược toàn cầu hóa.

Xét từ góc độ thích ứng chính sách, mặc dù sự thay đổi chính sách của EU sẽ mang lại sức ép cho hoạt động kinh doanh và quyết sách của doanh nghiệp, làm thế nào để giải thích hợp lý trạng thái bình thường mới, tránh phản ứng quá khích, đây là thách thức lớn đầu tiên đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Việc xây dựng pháp luật của EU thông thường là một quá trình lâu dài và tương đối minh bạch.

Xét từ góc độ dư luận, thách thức xem xét sức ép từ dư luận mà các công ty Trung Quốc sẽ phải đối mặt cũng sẽ chưa từng có. Từ xưa đến nay, các phương tiện truyền thông châu Âu tương đối đơn giản nội dung đưa tin về các công ty Trung Quốc, người dân châu Âu có sự hiểu biết tương đối hạn chế về cách thức hoạt động và triết lý kinh doanh đằng sau của các công ty Trung Quốc.

Xét từ góc độ nhận thức xã hội và vai trò của bản thân châu Âu, thách thức đằng sau vấn đề này cũng sẽ chưa từng có. Sự xác định vị trí của các doanh nghiệp trong hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế khác nhau không nên và cũng sẽ không giống nhau. Nhận thức của các doanh nghiệp về “bản thân” không nên tuyệt đối, mà là tương đối. Điều này có nghĩa là cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về môi trường bên ngoài, bản thân và các bộ phận cấu thành khác trong hệ thống và môi trường.

Là địa điểm then chốt trên thị trường toàn cầu, châu Âu trong một thời gian dài sắp tới sẽ là nơi tất yếu mà các doanh nghiệp toàn cầu hóa của Trung Quốc phải đi qua. Sự thay đổi chính sách của EU đối với Trung Quốc đương nhiên ở một mức độ nhất định sẽ ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của các doanh nghiệp nước này.

Hội nghị Thượng đỉnh thường niên giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc

Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu (EU) – Trung Quốc lần thứ 21 tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa nền kinh tế và tăng cường quan hệ với EU. Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu D.Tusk đánh giá, các cam kết của Bắc Kinh tại hội nghị lần này là một bước đột phá, khi cả hai bên thống nhất đẩy mạnh toàn cầu hóa và theo đuổi các quy tắc quốc tế. Tại hội nghị, hai bên đã ra tuyên bố chung, trong đó nhất trí tăng cường hợp tác và tái khẳng định cam kết ủng hộ cơ chế đa phương. Trung Quốc và EU đặt mục tiêu hoàn tất Thỏa thuận đầu tư toàn diện EU – Trung Quốc trong năm 2020; nhắc lại việc tôn trọng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản trong quản lý các mối quan hệ quốc tế; khẳng định ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, trong đó nòng cốt là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngoài ra, hai bên nhấn mạnh sự ủng hộ đối với Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), nhất trí củng cố G20…

Điểm đáng chú ý trong những thỏa thuận mà các nhà lãnh đạo đạt được lần này là việc Bắc Kinh và Brussels đều đồng ý không ép buộc chuyển giao công nghệ – vấn đề chính gây khúc mắc giữa hai bên. Cả hai cũng khẳng định sự ủng hộ đối với hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật pháp, không phân biệt, mở và công bằng với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là nền tảng cốt lõi. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đồng ý tham gia cùng EU trong việc cải cách WTO và tiến trình này sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh tiếp theo.

EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc còn Trung Quốc cũng là thị trường hàng hóa và dịch vụ lớn thứ hai của châu Âu sau Mỹ. Năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và EU đạt mức cao kỷ lục 682 tỷ USD. Tháng trước, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài mới. Luật này là một cột mốc quan trọng khác trong quá trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc, điều này sẽ đóng góp đáng kể vào tiến trình tự do hóa và tạo thuận lợi cho đầu tư giữa Trung Quốc và EU, tạo ra cơ hội hợp tác lớn hơn giữa hai bên.

Ngoài ra, việc tái cân bằng mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, hướng tới sự bình đẳng và công bằng trong xâm nhập thị trường là ưu tiên của Lục địa già khi những ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng mở rộng. Cam kết về mở cửa kinh tế và tăng cường quan hệ với EU mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra tại hội nghị được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đánh giá là thành công bước đầu trong việc triển khai thực chất các thỏa thuận chung, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương phù hợp với các quy tắc và luật lệ quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới