Thursday, March 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiChảo lửa Trung đông khó hạ nhiệt trong một sớm một chiều

Chảo lửa Trung đông khó hạ nhiệt trong một sớm một chiều

Cuộc khủng hoảng khơi mào từ vụ không kích của Mỹ khiến tướng cấp cao Iran thiệt mạng may mắn đã không leo thang thành cuộc chiến tranh toàn diện. Xét trên phương diện này, căng thẳng giữa hai nước đã phần nào hạ nhiệt.

Tuy nhiên, những yếu tố cơ bản có nguy cơ đẩy Washington và Tehran tới bờ vực của một cuộc chiến tranh hiện vẫn chưa thay đổi. Phóng viên Jonathan Marcus của BBC đã liệt kê 5 lý do để giải thích cho nhận định rằng, khủng hoảng Mỹ – Iran chưa thể kết thúc trong một sớm một chiều.

Hạ nhiệt căng thẳng chỉ là tạm thời

Sau cú sốc bởi cái chết của Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hồi đầu tháng tại Iraq, các nhà lãnh đạo Iran đã làm những gì có thể để trả đũa Mỹ. Iran muốn đáp trả bằng cách tấn công các mục tiêu của Mỹ và nước này muốn Washington phải hiểu rõ ai đã ra đòn phản công đó. Do vậy, Iran đã sử dụng tên lửa được phóng từ chính lãnh thổ của mình.

Mặc dù vậy, Iran vẫn kiềm chế trong hành động đáp trả Mỹ. Tehran muốn thực hiện một cuộc tấn công nhanh chóng, không cân xứng. Nói cách khác, Iran không muốn khơi mào một cuộc chiến toàn diện với Mỹ.

Tuy nhiên, nhiều phát ngôn viên của Iran vẫn nói rõ rằng, mọi chuyện vẫn chưa khép lại ở đây.

Có ý kiến cho rằng việc Iran thừa nhận “vô tình” bắn rơi máy bay của Ukraine khiến 176 người thiệt mạng, đồng thời tìm cách khẳng định sự cố này nằm ngoài ý muốn, là một nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Tuy nhiên, đây là nhận định sai lầm.

Phản ứng tự nhiên của Iran trong bất kỳ vụ việc căng thẳng nào là phủ nhận có liên quan tới vụ việc đó. Nếu Mỹ trưng ra thông tin tình báo chứng minh Iran chủ động tấn công máy bay chứ không phải bắn nhầm, hoặc các nhà điều tra Ukraine phát hiện bằng chứng cho thấy đây là một cuộc tấn công bằng tên lửa, hay các điều tra viên độc lập chứng minh được tính xác thực của đoạn video cho thấy máy bay Ukraine bị bắn hạ, Iran sẽ không có nhiều cơ hội để thay đổi chiến thuật.

Chính sách của Mỹ không thay đổi

“Chảo lửa” Trung Đông khó hạ nhiệt trong một sớm một chiều - 6

Đoàn xe của Tướng Iran bị trúng tên lửa Mỹ ở bên ngoài sân bay Baghdad ngày 3/1. (Ảnh: New York Times)

Tại sao Mỹ giết Tướng Soleimani và tìm cách nhắm mục tiêu vào quan chức cấp cao thứ hai của Iran tại Yemen? Viện lý do pháp lý, Mỹ tuyên bố hành động của nước này nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công nghiêm trọng chống lại các lợi ích của Washington.

Lời giải thích của chính quyền Mỹ không thuyết phục nhiều nhà phân tích và phe chỉ trích Tổng thống Donald Trump tại Washington.

Các kế hoạch hạ sát quan chức cấp cao của Iran được cho là nỗ lực của Mỹ nhằm thiết lập lại sức mạnh răn đe. Về ngắn hạn, cách làm này có thể hiệu quả. Iran sẽ phải tính toán lại các hành động của nước này trong tương lai một cách rất cẩn trọng.

Tuy nhiên, song song với việc đe dọa tàn phá Iran, Tổng thống Donald Trump cũng đánh tín hiệu rằng ông muốn rút quân đội Mỹ khỏi Trung Đông. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm đi sức nặng của thông điệp răn đe mà Mỹ muốn gửi tới Iran.

Mỹ sẽ tiếp tục bóp nghẹt nền kinh tế Iran. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa thể đưa Tehran tới bàn đàm phán để chấp nhận đầu hàng. Thay vào đó, bằng chiến dịch gây sức ép tối đa, Mỹ vẫn tiếp tục kích động Iran phản công.

Mỹ vừa muốn gây sức ép lên Iran, vừa muốn giảm đáng kể nguồn lực mà nước này đã triển khai tới khu vực. Tuy nhiên, Washington khó có thể làm được cả hai điều này.

Iran giữ nguyên các mục tiêu chiến lược

“Chảo lửa” Trung Đông khó hạ nhiệt trong một sớm một chiều - 7

Đồ họa: Express, Washington Post – Việt hóa: Đức Hoàng

Nền kinh tế Iran đang gặp khó khăn và nhiều người dân cảm thấy bất mãn, tuy nhiên đây vẫn là “chính quyền cách mạng”.

Chính quyền Iran sẽ không đột nhiên từ bỏ quyền lực. Các nhóm như Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vẫn rất mạnh. Họ sẽ kiểm soát tình hình trong nước và đẩy lùi sức ép của Mỹ. Điều này vẫn sẽ tiếp tục trong tương lai.

Mục tiêu chiến lược của Iran là hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực, ít nhất là ra khỏi Iraq. Iran có lẽ đã tiến gần hơn tới mục tiêu này so với thời điểm trước vụ tướng cấp cao thiệt mạng.

Ít nhất từ góc nhìn của giới chức Iran, chính sách của nước này đã có những thành công đáng kể. Iran đã “cứu” chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria và cho phép nước này mở thêm một mặt trận mới chống lại Israel. Iran cũng duy trì được tầm ảnh hưởng lớn ở Iraq.

Vì những mâu thuẫn trong chính sách của Tổng thống Trump, các đồng minh của Mỹ trong khu vực ngày càng nhận thấy rằng họ phải đứng trên đôi chân của mình. Ả rập Xê út cũng bắt đầu tìm cách đối thoại cấp thấp với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ tự đi con đường của riêng mình và thiết lập mối quan hệ mới với Nga. Chỉ riêng chính quyền Israel dường như vẫn cho rằng vụ giết Tướng Soleimani báo hiệu một cam kết mới của Tổng thống Trump trong khu vực.

Những mâu thuẫn trong nước và nền kinh tế bị bóp nghẹt buộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran phải gia tăng sức ép với Mỹ. Tuy nhiên, Iran vừa phải hứng các đòn tấn công của Mỹ và có thể sẽ bị trừng phạt vì trả thù.

Mâu thuẫn trong lập trường của Iraq

Chính quyền lâm thời của Iraq đang gặp khủng hoảng do phải đối mặt với làn sóng biểu tình lan rộng. Nhiều người Iraq không hài lòng với sự hiện diện của Mỹ cũng như ảnh hưởng của Iran tại nước này.

Một nghị quyết của quốc hội Iraq đã đề cập tới vấn đề rút quân đội Mỹ khỏi Iraq. Điều này không có nghĩa là lính Mỹ sẽ phải rút khỏi Iraq ngay trong ngày mai, nhưng nếu muốn ở lại họ cần có một số động thái ngoại giao khéo léo.

Trong khi đó, Tổng thống Trump dọa sẽ đóng băng các tài khoản của chính phủ Iraq tại các ngân hàng ở Mỹ nếu nước này buộc người Mỹ phải rút đi.

Sự can dự của quân đội Mỹ tại Iraq là vấn đề quan trọng. Khi các lực lượng Mỹ và đồng minh của Mỹ tham gia cuộc chiến chống IS tại Iraq, đây được cho là kế hoạch triển khai dài hạn. Do vậy, ngay cả khi IS bị xóa sổ, quân đội Mỹ được dự đoán là vẫn sẽ hiện diện tại đây trong nhiều năm.

Nếu Mỹ rút quân khỏi Iraq, việc kiểm soát bất kỳ sự trỗi dậy nào của IS cũng trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, lực lượng Mỹ còn sót lại ở đông Syria cũng khó có thể trụ vững, bởi lực lượng này phần lớn nhận sự hỗ trợ từ các căn cứ của Mỹ ở Iraq.

Cuộc tranh cãi về sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Iraq chỉ mới bắt đầu, và trên mặt trận này, nếu Mỹ thua, Iran có thể sẽ thắng.

Số phận thỏa thuận hạt nhân

 Iran tung video “lên nòng” tên lửa tấn công căn cứ quân sự Mỹ

Gốc rễ cho cuộc khủng hoảng mới nhất giữa Mỹ – Iran bắt nguồn từ tháng 5/2018 khi chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Kể từ đó, Mỹ đã thực hiện chính sách gây sức ép tối đa lên nền kinh tế Iran, trong khi Tehran cũng gây sức ép lên khu vực bằng việc liên tiếp phá bỏ các giới hạn được quy định trong thỏa thuận hạt nhân.

Để thỏa thuận này không “chết”, lý do duy nhất để nó tồn tại là không có ai khác ngoài Tổng thống Trump muốn nó sụp đổ. Còn nếu không có gì thay đổi, thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ đi đến hồi kết.

Sự sống còn của thỏa thuận hạt nhân là điều đáng chú ý. Trước khi thỏa thuận này ra đời, nguy cơ xảy ra chiến tranh trong khu vực ở mức rất cao, khi Israel, hoặc cả Mỹ và Israel, đều có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.

Iran sẽ tìm cách để giữ cho các bên trong thỏa thuận hạt nhân ở lại lâu nhất có thể. Tuy nhiên, đây là cuộc khủng hoảng dai dẳng. Bất chấp nỗ lực của châu Âu, khó có khả năng Mỹ giảm bớt sức ép về kinh tế với Iran. Rốt cuộc, thỏa thuận có thể sẽ sụp đổ và Iran có thể sẽ tiến gần hơn tới việc chế tạo bom hạt nhân.

RELATED ARTICLES

Tin mới