Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ đối phó 'cái ác Nga' rẻ hơn hai lần TQ

Mỹ đối phó ‘cái ác Nga’ rẻ hơn hai lần TQ

Chính quyền Mỹ đã quyết định xong cách làm thể nào để đối phó với Nga ngay tại biên giới Nga.

Xin được giới thiệu cùng bạn đọc bài viết và phỏng vấn chuyên gia về quyết định mới nhất của Mỹ dành riêng gần 1 tỷ đôla cho cuộc chiến chống Nga do phóng viên báo “Svobodnaia Pressa” Svetlana Gomzikova thực hiện. Bài đăng trên báo này ngày 12/2/2020.

I. Phầndẫncủanhà báoSvetlanaGomzikova:

Chính quyền Tổng thống Donald Trump dự định sẽ dành một khoản chi riêng gần 788 triệu đô la trong năm 2021 cho Bộ Ngoại giao Mỹ để bộ này đối phó với Nga.

Các nội dung chi cụ thể sẽ được xác định rõ trong một chương chi ngân sách riêng trong Dự thảo Ngân sách Liên bang cho năm tới (2021) vừa mới được Nhà Trắng gửi Quốc hội Mỹ mấy ngày trước đây.

Theo dự kiến, một khoản kinh phí 763,8 triệu đô la trong đó sẽ được sử dụng để giúp Châu Âu, Lục địa Á- Âu và khu vực Trung Á củng cố tăng cường an ninh chung và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của các đồng minh Mỹ tại các khu vực này.

Một phần trong khoản chi (763,8 triệu đô la)- sẽ được dành hỗ trợ những nỗ lực của các quốc gia- đối tác của Mỹ trong “công cuộc” ngừng sử dụng các trang- thiết bị quân sự của Nga.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng sẽ thực hiện một dự án loại bỏ “những điểm yếu trong môi trường kinh tế vĩ mô mà Nga đang cố gắng khai thác tận dụng, cụ thể như,- sự phụ thuộc vào năng lượng và thương mại” (của các đối tác- đồng mình của Mỹ-ND).

Ngoài khoản 763,8 triệu đôla nói trên, còn 24 triệu đôla khác cũng đã được đưa vào Dự thảo Luật tài chính mới với nội dung chi là” để chống lại “các chiến dịch tuyên truyền và bóp méo thông tin của Nga”.

Dĩ nhiên, Washington lên kế hoạch không chỉ dùng tiền để chống lại những “ảnh hưởng độc hại” của Nga. Trong danh sách các mối đe dọa chính mà người Mỹ cần đối phó còn có Trung Quốc và Iran, – và tất nhiên, Mỹ cũng sẽ chi tiền để chống lại các mối đe dọa này.

Đặc biệt, để “đấu tranh chống lại” ảnh hưởng của Trung Quốc, Chính phủ Mỹ dự định sẽ chi tới 1,5 tỷ đô la cho các chương trình mục tiêu viện trợ cho nước ngoài trong năm 2021- và thêm 596 triệu đô la nữa – dành riêng cho nội dung (chi) “phối hợp các hoạt động ngoại giao nhằm hỗ trợ chiến lược (của Mỹ) tại các khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”.

Còn với Iran- để hỗ trợ cho các “đối tác quan trọng tại Trung Đông” trong khuôn khổ “cuộc đấu tranh chống lại ảnh hưởng của nước này (Iran)”, Mỹ sẽ chi 337,5 triệu đôla.

II.  Phần phỏng vấn các chuyên gia:

1/ Chuyên gia phân tích chính trị Aleksandr Asafov

My doi pho 'cai ac Nga' re hon hai lan Trung Quoc

— “Cuộc chiến chống lại Nga và Trung Quốc” luôn là một bức màn che cực kỳ thuận tiện cho bất kỳ một vụ gian lận chi tiêu ngân sách nào.

Việc phân bổ ngân sách để cung cấp tài chính cho một số dự án khác nhau được che bằng lớp màn “thực hiện các mục tiêu cao cả” nên vì thế nên không cần phải báo cáo thanh quyết toán chi tiết (trước Quốc hội), thành thử, số tiền đó có thể được dành cho những nội dung chi hoàn toàn khác”.

Cũng theo vị chuyên gia này, Mỹ rất giỏi tìm cách giải thích nghe rất lọt tai về viiệc tại sao cùng lúc vừa có thể xây dựng các mối quan hệ (hợp tác) với Nga trên nhiều hướng, lại vừa cần phải tiếp tục tiến hành một “cuộc đấu tranh mạnh mẽ ” chống các “chiến dịch tuyên truyền” của Nga.

2/ Chuyên viên chính Trung tâm nghiên cứu các vấn đề an ninh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chuyên gia nghiên cứu nước Mỹ Konstantin Blokhin.

My doi pho 'cai ac Nga' re hon hai lan Trung Quoc

— Trước đấy (trước khi trình dự thảo ngân sách trên lên Quốc hội- ND), Chính quyền D.Trump đã đề nghị (Quốc hội Mỹ) tăng ngân sách quốc phòng cho năm tài chính 2021 từ 738 tỷ đô la như hiện nay lên 740,5 tỷ đô la.

Nếu chúng ta tính tới các con số đó (738 và 740,5 tỷ đôla), thì khoản chi hơn 700 triệu đôla mà họ dành riêng để chống lại đất nước chúng ta (Nga), vẫn chỉ là một khoản tiền rất không đáng kể.

Xin nhắc lại rằng bà Victoria Nuland khi còn là trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã từng thừa nhận rằng Mỹ đã đầu tư khoảng 5 tỷ đô la để “hỗ trợ cho nền dân chủ” ở Ucraine. Xin hãy tự hình dung sự khác biệt… (giữa hai con số- hơn 700 triệu đôla và 5 tỷ đôla-ND).

700 triệu đô la, nếu chúng ta xem xét khoản tiền này một cách riêng biệt,- quá bé nhỏ, chỉ là một giọt nước bỏ biển. Do đó, theo tôi, chúng ta nên bắt đầu từ tổng ngân sách quân sự nói chung.

Vâng, các khoản tiền này (ngân sách quân sự) có vẻ như chỉ được dành cho các chương trình mục tiêu và được bố trí thành một nội dung chi riêng.

Nhưng chắc chắn một điều là cái khoản tiền 740 tỷ đôla được đưa vào dự thảo ngân sách quốc phòng mới của Mỹ, người Mỹ cũng sẽ không sử dụng chúng để trồng hoa hồng.

Họ sẽ chi số tiền này để chế tạo các tên lửa tầm trung và tầm ngắn mới. Tăng cường hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Hiện đại hóa tiềm lực vũ khí hạt nhân chiến thuật. Và, tất nhiên, tất cả những cái đó là những mối đe dọa thực sự đối với chúng ta (Nga) …

Hãy tin rằng, điều Washington làm Matxcova bất bình nhất không phải là Mỹ luôn phỉ báng Nga, mà là Mỹ rút khỏi Thỏa thuận về hạn chế các hệ thống phòng thủ chống tên lửa, xé bỏ Hiệp ước INF, mở rộng NATO về Phía Đông và tài trợ cho các cuộc “Cách mạng Cam” ngayy dọc biên giới nước ta (Nga).

Đó là tất cả những gì mà chúng ta phản đối Mỹ.

Vì vậy, cái cần nói tới không phải là cái khoản 700 triệu đô la “quá bèo” này, mà là về ngân sách quân sự lớn kỷ lục 740 tỷ đôla của Mỹ.

“SP”: Vấn dề là ở chỗ biện pháp “đối phó tài chính”đó có giúp ích gì cho việc lành mạnh hóa quan hệ giữa Nga và Mỹ, điều (cải thiện quan hệ) mà đại sứ mới của Mỹ tại Nga John Sullivan coi là một ưu tiên hàng đầu khi trả lời phỏng vấn mới đây?

—  Đây là những câu nói cửa miệng của bất kỳ một quan chức ngoại giao Mỹ nào. Ngay cả khi quan hệ Nga-Mỹ đã chọc thủng một đáy mới, bên nào (cả Nga lẫn Mỹ) cũng sẽ đều cao giọng nói về sự cần thiết phải tiến hành đối thoại như vậy cả.

Đấy là chuyện rất bình thường. Nước ta (Nga) muốn cải thiện quan hệ với Mỹ, người Mỹ cũng không muốn lặp lại cuộc khủng hoảng Caribe.

Không một ai muốn chuyện đó cả. Và, cũng dễ hiểu, chúng ta hy vọng rằng dưới thời của Sullivan, một nhà ngoại giao đầy tham vọng, các mối quan hệ giữa chúng ta (Nga- Mỹ) chí ít cũng sẽ không “chuyển ” sang một giai đoạn đối đầu công khai mới.

Tuy nhiên, đừng hy vọng quá nhiều vào một sự cải thiện nào đấy (quan hệ Nga- Mỹ) trong tương lai ngắn hạn và trung hạn.

Cho dù báo cáo của Mueller (Công tố viên đặc biệt Robert Mueller- phụ trách cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 ) chỉ là một quả bong bóng xà phòng và tiến trình luận tội (D.Trump) đã không thành công, tại nước Mỹ luôn tồn tại một sự đồng thuận trong lập trường chống Nga cực kỳ cứng rắn giữa hai đảng- cả các đảng viên Đang Dân chủ lẫn các đảng viên Đảng Cộng hòa đều coi Nga là mối đe dọa.

Các quan chức hàng đầu của Mỹ liên tục và công khai nói về mối đe dọa này ở mọi nơi, và các chuyên gia từ nhiều trung tâm phân tích Mỹ rút ra các kết luận từ những phát biểu như vậy.

Chủ đề này (mối đe dọa Nga) không rời khỏi màn hình các kênh truyền hình Mỹ và các trang báo Mỹ một giây một phút nào.

Nga được xác định là đối thủ chủ yếu trong tất cả các văn kiện học thuyết của Mỹ. Chính vì vậy mà, theo quan điểm của tôi, vấn đề (cần quan tâm) thậm chí không phải là cố gắng cải thiện mối quan hệ, mà chỉ đóng băng được tình trạng đối đầu như hiện nay (ý nói- không làm cho quan hệ xấu thêm nữa-ND).

Cần phải làm chậm tiến trình “quá mù ra mưa”, không để quan hệ giữa hai nước “trượt xuống” các hố sâu khủng hoảng mới.

Có nghĩa là, nhiệm vụ hiện nay- trên thực tế là ngăn chặn, không để xảy ra một cuộc khủng hoảng Caribe mới. Cả chúng ta lẫn người Mỹ – tôi xin nhắc lại – đều không muốn chuyện này (Caribe 2-0) xảy ra.

Tuy nhiên, do chủ nghĩa bài Nga đã bám rễ quá sâu trong tư duy của giới cầm quyền Mỹ, vì vậy không nên xây dựng ảo tưởng nào đó đặc biệt về chủ đề này.

“SP”: — Văn kiện duy nhất còn có thể ở một chừng mực nào đó kiểm soát vũ khí của Mỹ và Nga- đó là START-3. Nhưng sau một năm nữa, hiệp ước này sẽ hết hiệu lực. Theo ông thì hiệp ước trên có được gia hạn không?

— Rất tiếc, có đầy đủ cơ sở để cho rằng nó (START-3) sẽ không được gia hạn, bởi vì cho đến nay chưa thấy có bất kỳ một xung lực tích cực nào đến từ phía Washington. Trái lại, chúng ta liên tục phải nghe những tuyên bố chỉ trích hiệp ước.

Hãy cùng nhớ lại cái cách mà người Mỹ giải thích lý do khiến họ rút khỏi Hiệp ước INF như thế nào- đó là vì dường như Nga đã không thực hiện thỏa thuận, Nga vẫn thiết kế- chế tạo và đưa vào trang bị các tên lửa tầm trung đã bị cấm (theo INF).

Và vấn đề hoàn toàn không phải là ở chỗ những cáo buộc đó (của Mỹ) tuyệt đối không có cơ sở – vấn đề là ở chỗ Mỹ đã cố tình biến Nga thành bên có lỗi.

Còn với (hiệp ước) START-3, họ đang tìm cách chơi con bài Trung Quốc. Người Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi (Mỹ) sẽ ký với các vị (Nga) một thỏa thuận, nếu Bắc Kinh cũng tham gia (thỏa thuận đó).”

Nhưng người Trung Quốc có quan điểm riêng của họ. Bắc Kinh cho biết là Trung Quốc sẽ không tham gia vào bất kỳ một thỏa thuận đa phương nào. (Trung Quốc) nhấn đi nhấn lại một điểm là Nga và Mỹ sở hữu tới gần 98% tổng tiềm lực (vũ khí) hạt nhân trên thế giới.

Và họ (Trung Quốc) cam kết sẽ bắt đầu tham gia các tiến trình đàm phán, chỉ khi mà tiềm lực (vũ khí hạt nhân) của Trung Quốc, Mỹ và Nga tương đương nhau.

“SP”: — Có nghĩa là người Mỹ đã tìm cách rũ bỏ trách nhiệm của mình từ trước…

— Đúng như vậy đấy. Thêm nữa, chúng ta (Nga) đã sẵn sàng và đề nghị gia hạn thỏa thuận này (START-3) mà không cần bất kỳ một điều kiện tiên quyết nào. Đó chính là quan điểm mà Tổng thống của chúng ta (V.Putin) đã công khai tuyên bố không chỉ một lần. Nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng nào từ phía Washington.

Mà ngược lại, (tổng thống) D.Trump trong các tuyên bố mới đây nhất của mình đã cho thấy rõ ý định của ông muốn kéo Nga và Trung Quốc vào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới. Có nghĩa là họ muốn thực hiện hại cái thủ đoạn mà R. Reagan đã từng áp dụng với Liên Xô.

Rất dễ hiểu- chúng ta (Nga) không thể đua nổi với Mỹ thep phương thức “một đô la chọi một đô la” được, bởi vì tổng ngân sách của các nước NATO lớn gấp hai mươi lần ngân sách của Nga.

Tổng ngân sách quân sự của họ (NATO)- tới hơn một nghìn (1.000) tỷ đô la. Chính vì vậy mà chúng ta sẽ không đáp trả họ theo phương pháp đối xứng. Câu trả lời của chúng ta trong trường hợp này- đó là siêu vũ khí siêu thanh (M>5) của chúng ta.

RELATED ARTICLES

Tin mới