Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ không muốn thấy tàu bè hoạt động hợp pháp bị cản...

Mỹ không muốn thấy tàu bè hoạt động hợp pháp bị cản trở hay cưỡng ép trên Biển Đông

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Clarke Cooper (10/2) cho biết Washington tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông để ủng hộ các nước hoạt động theo luật pháp quốc tế; đồng thời khẳng định Mỹ không muốn thấy tàu bè hoạt động hợp pháp bị cản trở hay cưỡng ép trên Biển Đông.

Theo thông tin trên, khi trả lời câu hỏi về kế hoạch đảm bảo tự do hàng hải ở châu Á, đặc biệt là ở Biển Đông trong năm nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Clarke Cooper cho biết: “Chúng tôi không muốn thấy tàu bè hoạt động hợp pháp bị cản trở hay cưỡng ép. Đó là điều chúng tôi quan tâm khi tiến hành hoạt động tự do hàng hải, cũng như duy trì hiện diện của lực lượng hải quân trong khu vực”; cho rằng sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực là nhằm khuyến khích “cách hành xử đúng đắn” và điều đó tất nhiên cũng nhằm thể hiện sự ủng hộ với những bên hoạt động trong các khuôn khổ pháp lý trên biển. Theo Trợ lý ngoại trưởng Mỹ, cùng với các chuyến tàu thăm cảng và diễn tập trên biển, hoạt động tuần tra tự do hàng hải là một trong những cách tốt nhất nhằm biểu hiện sự hợp tác của Mỹ với các nước ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tất nhiên các hoạt động này đều được thực hiện trên cơ sở song phương và trong một số trường hợp là đa phương, với nhiều quốc gia cùng tham gia, trong đó có các đợt diễn tập thường niên. Ông Clarke Cooper cho biết, với ASEAN, các nước thành viên đều muốn có sự ổn định và thịnh vượng, đảm bảo khu vực tự do và rộng mở cho hàng hải và thương mại. Vì thế ASEAN và Mỹ cùng có chung lợi ích về các khía cạnh này. Mỹ đã thảo luận với một số nước, đặc biệt là ở Đông Nam Á, về gia tăng hiện diện của Washington.

Được biết, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền và tự do hàng hải ở Biển Đông, Mỹ luôn phản đối các tuyên bố chủ quyền, hành động gây hấn và phát triển quân sự của Trung Quốc. Thái độ của Mỹ về tranh chấp tại Biển Đông tương đối nhất quán: Trung lập trong tranh chấp về chủ quyền và ủng hộ tự do lưu thông hàng hải; phản đối các hành động bá chiếm, tự phân định ranh giới các vùng biển; kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, phản đối việc đe doạn sử dụng hoặc sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào, phản đối bất kỳ sự can thiệp trái phép nào vào các hoạt động kinh tế; kêu gọi Trung Quốc và các nước ASEAN tuân theo tinh thần của tuyên bố chung về ứng xử Biển Đông (DOC) và tự kiềm chế. Tuy nhiên, trước những thái độ tự do lưu thông hàng hải của các nước trên thế giới. Mỹ đã có những phản ứng cứng rắn hơn và có những biện pháp kiềm chế Trung Quốc (tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực Biển Đông, tiến hành tập trậ với các nước trong khu vực…). Giai đoạn hiện nay Mỹ thường: (1) Ủng hộ thiết lập cơ chế an ninh vùng để ngăn chặn hành động dùng vũ lực; (2) Tiếp tục đảm bảo sự hiện diện quân sự và tham gia gây ảnh hưởng đến các sự kiện xảy ra trong vùng; (3) Giữ vai trò người cân bằng lực lượng bên ngoài bằng cách hỗ trợ những nước khác yếu hơn trong khu vực làm đối trọng với sự gia tăng quyền lực của đối thủ tiềm năng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Việc Mỹ gia tăng các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông xuất phát từ yêu cầu bảo vệ lợi ích, an ninh của Mỹ và đồng minh, vì: (i) Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực đang phát triển, có thị trường lớn; hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ… qua các nước châu Âu, châu Mỹ; nhập khẩu thiết bị kỹ thuật công nghệ cao từ các nước phát triển. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, các nước thường sử dụng đường biển vì nó có ưu điểm về kinh tế so với các loại hình vận chuyển khác. Đối với Mỹ, thị trường xuất nhập khẩu của những nước này chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản; hàng hóa vận chuyển từ khu vực Trung Đông, Ấn Độ Dương đều phải qua khu vực Biển Đông. Vì vậy, nếu xảy ra xung đột ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy dọc theo đường mới hoặc vòng qua phía Nam Australia, khi đó cước phí vận tải tăng mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Mỹ. (ii) Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải tại Biển Đông vẫn chưa được giải quyết; nạn cướp biển và khủng bố trong khu vực Biển Đông ở mức cao. Vì vậy, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa hình, chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Ngoài ra, tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông còn có ý nghĩa lớn về mặt quân sự đối với Mỹ và các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia, Philippines, Singapore… (iii) Tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực nhằm kiềm chế Trung Quốc; đảm bảo an ninh hàng hải cho các tàu thương mại của Mỹ và các nước đồng minh. (iv) Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì vậy, vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của Mỹ và các nước đồng minh.

Dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, hải quân Mỹ tăng cường các hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở cũng như phản đối các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong năm 2019, Mỹ đã tiến hành tổng cộng 9 cuộc tuần tra tự do hàng hải (FONOP) trong khu vực 12 hải lý quanh các thực thể do Trung Quốc chiếm đóng hoặc tuyên bố chủ quyền. Đây là con số lớn nhất kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông năm 2014. Mới đây nhất, tàu chiến USS Montgomery của Mỹ hôm 25/1 thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải đầu tiên trong năm 2020, áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới