Thursday, March 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPhilippines chấm dứt VFA: Phép thử cho ảnh hưởng và sự hiện...

Philippines chấm dứt VFA: Phép thử cho ảnh hưởng và sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á

Ngày 11/2, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thông báo chính thức tới Mỹ quyết định chấm dứt hiệp định Các lực lượng thăm viếng (VFA) song phương, sau một thời gian Manila liên tục đe dọa hạ cấp độ liên minh quân sự với Washington. Đây được xem là động thái có thể ảnh hưởng đến vai trò, ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Nam Á, do Philippines vốn là đồng minh truyền thống, thân cận nhất của Washington ở khu vực này.

Hiệp định Các lực lượng thăm viếng (VFA) song phương

Quan hệ quân sự giữa Philippines và nước từng đô hộ là Mỹ bắt đầu từ đầu những năm 1950, với Hiệp ước Phòng thủ chung (MTD) cho đến nay vẫn tồn tại, cùng Thỏa thuận hợp tác Quốc phòng nâng cao (EDCA) ký kết dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama. VFA được ký năm 1988, là văn bản tạo hành lang pháp lý cho hàng nghìn lính Mỹ đồn trú ở Philippines luân phiên dưới danh nghĩa hỗ trợ nhân đạo và huấn luyện quân sự, nhiều đợt tập trận này diễn ra hằng năm. Mặc dù nhiều lần chỉ trích Mỹ nhưng đây là lần đầu tiên ông Duterte hủy bỏ một thỏa thuận với Mỹ. Trong suốt hơn ba năm cầm quyền, ông Duterte luôn nói Mỹ đạo đức giả và ứng xử với Philippines “như con chó bị xích cổ”. Từ lâu ông Duterte đã cáo buộc quân Mỹ tiến hành những việc mờ ám trên đất Philippines dù một số tướng lĩnh thuộc quyền đã lên tiếng giải thích.

Những phản ứng và tuyên bố đưa ra từ Philippines

Tổng thống đương nhiệm của Philippines Duterte cho rằng đã đến lúc cần độc lập hơn về quốc phòng. “Đã đến lúc chúng ta phải dựa vào bản thân, chúng ta sẽ củng cố nền quốc phòng và không dựa dẫm vào bất kỳ quốc gia nào”, theo người phát ngôn Tổng thống ông Salvador Panelo nói tại một cuộc họp báo khi dẫn lời ông Duterte. Ông Duterte quyết định chấm dứt VFA sau khi quan chức hàng đầu phụ trách cuộc chiến chống ma túy của ông là cựu chỉ huy cảnh sát quốc gia Ronald dela Rosa nói thị thực vào Mỹ của ông ta bị hủy bỏ vì ông bị cho là liên quan đến vụ bắt một thượng nghị sỹ thường xuyên chỉ trích ông Duterte.

Hôm 10/2, Tổng thống Duterte nói Mỹ giấu vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Philippines. Tổng thống Philippines cho rằng, sự hiện diện của quân Mỹ khiến Philippines tự nhiên trở thành một mục tiêu tiềm tàng cho các hành động gây hấn từ kẻ thù của Mỹ. Trước đó, tại phiên điều trần trước thượng viện tuần trước để xem lại các thỏa thuận quân sự với Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cũng nói rằng VFA “ra đời từ nhu cầu của cả đôi bên” nhưng nay Philippines cần hướng tới việc tự chủ. Từ cuối năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã yêu cầu đánh giá lại Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 giữa Mỹ và Philippines, lưu ý rằng hủy bỏ hiệp định này là một lựa chọn. Bộ trưởng Lorenzana nhắc lại yêu cầu này sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến thăm Philippines 2 tháng sau đó để khẳng định với Philippines rằng Biển Đông nằm trong hiệp ước này. Điều đó phản ánh sự thất vọng sâu sắc của Philippines đối với liên minh Mỹ-Philippines vì đã không ngăn chặn hay ứng phó hiệu quả trước sự hung hăng của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông và quan ngại rằng Philippines sẽ vướng vào cuộc xung đột Mỹ-Trung ở Biển Đông.

Tác động ảnh hưởng tới sự hiện diện và ảnh hưởng quân sự của Mỹ

Tờ Philstar của Philippines dẫn nguồn từ Đại sứ quán Mỹ ở Manila hôm 10/2 cho biết Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề quân sự-chính trị Clarke Cooper qua điện đàm nói rằng việc chấm dứt sự tồn tại của VFA sẽ tác động đến khoảng 300 “cam kết và sự kiện huấn luyện quân sự” giữa quân đội Mỹ và Philippines hiện nay. Theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, có những “giá trị to lớn, đã được thừa nhận” trong việc duy trì thỏa thuận hợp tác quốc phòng nâng cao dẫn đến các đợt mua sắm vũ khí tiếp theo cũng như khả năng tương tác giữa Mỹ và Philippines. Do vậy, VFA giúp dẫn đến các hoạt động khác như tàu chiến ghé thăm cảng, các cam kết, các đợt tập huấn quân sự…

Dưới thời Chính quyền Duterte, thật khó để thấy điều Philippines sẵn sàng trao cho Mỹ để đổi lấy cam kết rõ ràng hơn của nước này. Dưới thời Chính quyền Aquino trước đây, liên minh này đã được củng cố và cập nhật sau khi Philippines để mất bãi cạn Scarborough bằng việc nhanh chóng đàm phán và phê chuẩn Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng. Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng năm 2014 mang đến cho các lực lượng của Mỹ quyền tiếp cận lớn hơn tới các căn cứ quân sự của Philippines mà đã được hai bên thống nhất và khả năng phát triển các cơ sở trên những căn cứ này với sự chấp thuận của Chính phủ Philippines. Rõ ràng rằng dưới thời Chính quyền của Tổng thống Duterte, tiến độ thực thi Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Phi là chậm chạp và không chắc chắn.

Trong suốt những năm qua, theo các thỏa thuận quân sự song phương giữa Mỹ và Philippines, trong đó có VFA, hai bên đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự như tập trận hải quân, tập trận không quân, chống khủng bố, cướp biển, phòng chống thiên tai, nhân đạo hay các chuyến viếng thăm Philippines của tàu hải quân Mỹ. Trong thời kỳ vàng son của quan hệ đồng minh Mỹ-Phi, Manila được xem là nơi có sự hiện nhiều nhất của quân đội Mỹ và được so sánh với cặp quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật hay Mỹ-Hàn ở Đông Á.

RELATED ARTICLES

Tin mới