Wednesday, April 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaHội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi: Tạo điều kiện thuận...

Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của châu Phi

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 33 (9-10/2) ở Addis Abbas (Ethiopia), với chủ đề “Im tiếng súng: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của châu Phi”, các nước đã thể hiện quyết tâm chấm dứt bạo lực lan rộng và kéo dài nhiều thập kỷ tại lục địa này.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Ủy ban châu Phi Moussa Faki đã đề cập những thách thức đối với an ninh châu lục, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc và khủng hoảng chính trị, đồng thời phản đối Kế hoạch Hòa bình Trung Đông về Israel – Palestine được chuẩn bị mà không tham vấn phía Palestine, cho đây là hành động vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định các quốc gia châu Phi đang đối mặt với nhiều thách thức “phức tạp, đa chiều và sâu rộng”, song tin tưởng rằng phản ứng “tập thể, bao trùm và nhịp nhàng” của cộng đồng quốc tế sẽ thúc đẩy động lực để châu Phi tiếp tục phát triển. Theo đó, AU có thể cân nhắc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, đối thoại, dựa trên thành công đã đạt được tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan. Tuy nhiên, đây là bài toán không hề đơn giản vì ba yếu tố sau. (i) Cung đột tại châu Phi là phức tạp, đa chiều và sâu rộng, đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như cạnh tranh chính trị, khác biệt sắc tộc hay tôn giáo. Như vậy, giải pháp cho các xung đột này chắc chắn không giống nhau và đòi hỏi cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, mềm mỏng và có thể thay đổi theo từng trường hợp. (ii) Nhiều xung đột tại châu Phi chịu sự chi phối của các bên thứ ba. Xung đột “nội bộ” tại Libya, trên thực tế là giao tranh giữa Quân đội miền Đông Libya (LNA) do Nga, Ai Cập, Saudi Arabia hậu thuẫn và Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) được Liên hợp quốc, Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ. Một giải pháp hòa bình không đáp ứng được quyền lợi của tất cả các bên sẽ khó thành công và khiến tình hình phức tạp hơn. (iii) Cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, đối thoại là vô cùng quan trọng, nhưng cần đi kèm với thỏa thuận liên quan về thiết lập ổn định chính trị, tái cấu trúc kinh tế, duy trì trật tự xã hội, hòa bình và tăng trưởng bền vững. Tại nhiều khu vực ở châu Phi, xung đột đã bùng phát trở lại sau khi hiệp ước hòa bình được ký kết, bởi các bên không tìm được tiếng nói chung trong quá trình hòa giải, khắc phục hậu quả sau chiến tranh; các chính sách phát triển kinh tế, ổn định xã hội, xóa bỏ phân biệt sắc tộc không hiệu quả, khiến người dân dễ bị lôi kéo bởi các phiến quân. Thiết lập, duy trì môi trường hòa bình, ổn định nhằm phục vụ phát triển chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng với bất kỳ quốc gia nào. Cân nhắc các yếu tố nêu trên, đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, bao trùm và cụ thể với xung đột hiện nay tại khu vực, tất cả vì một châu Phi lắng tiếng súng, cùng vươn xa là mục tiêu tham vọng, song không hề bất khả thi của AU thời gian tới.

Tại Hội nghị thượng, Tổng thống Nam Phi Ciryl Ramaphosa đảm nhận vai trò Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) luân phiên thay cho Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi. Phát biểu sau khi nhậm chức Chủ tịch AU, ông Ramaphosa chỉ ra các ưu tiên của AU trong năm 2020 bao gồm việc tăng cường đoàn kết châu lục, thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng bền vững, đảm bảo song hành giữa ổn định chính trị và phát triển kinh tế, các biện pháp giải quyết xung đột và nâng cao vai trò của châu Phi trên bản đồ chính trị – kinh tế thế giới. Tân Chủ tịch AU cũng cam kết sẽ nỗ lực thực hiện ngăn chặn các xung đột vẫn đang diễn ra tại Libya và khu vực Sahel, cũng như cắt đứt các nguồn tài trợ quốc tế cho các xung đột này. Ông Ramaphosa cũng bày tỏ sự đoàn kết của AU với nhân dân Palestine và người dân tại khu vực Tây Sahara – một trong vùng lãnh thổ gây chia rẽ về chính trị nhất tại châu Phi. Theo ông Ramaphosa, với vai trò Chủ tịch AU, Nam Phi sẽ tổ chức một hội nghị bất thường về vấn đề ‘’Ngưng tiếng súng” vào tháng 5 tới tại Nam Phi để ‘’đảm bảo rằng tính độc lập và tự chủ của người dân châu Phi bây giờ không còn là vấn đề riêng của châu lục, mà là vấn đề chung của nhân loại’’.

Trong khi đó, dù không tham dự Hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (9/2) đã gửi điện mừng tới Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi lần thứ 33, nhiệt liệt chúc mừng các nước châu Phi và nhân dân châu Phi. Ông Tập Cận Bình chỉ rõ, kể từ năm ngoái, dưới sự lãnh đạo của Liên minh châu Phi, các nước châu Phi tích cực tìm tòi con đường phát triển phù hợp tình hình thực tế bản thân, kiên trì giải quyết vấn đề châu phi bằng phương thức châu Phi, Khu Thương mại tự do châu lục châu Phi chính thức khởi động, cất bước đi vững chắc châu Phi liên hợp tự cường, tầm ảnh hưởng quốc tế không ngừng nâng cao. Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì quan niệm chính sách chân thành thực tế, thân thiện và quan niệm lợi ích và đạo đức một cách đúng đắn, thúc đẩy toàn diện thực hiện thành quả Hội nghị Thượng đỉnh Bắc Kinh Diễn đàm Hợp tác Trung Quốc – châu Phi, tăng tốc thúc đẩy Trung Quốc – châu Phi cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường”, đóng góp lớn hơn cho sự phát triển chấn hưng của châu Phi, tạo phúc lợi cho nhân dân châu Phi càng tốt hơn.

Trong khi đó, giới chuyên gia và truyền thông cho rằng AU đã thất bại trong các cam kết được đưa ra năm 2013 về việc “chấm dứt tất cả các cuộc chiến ở Châu Phi vào năm 2020”. Ở thời điểm hiện tại, châu Phi đang chứng kiến không dưới 20 cuộc xung đột vũ trang với các quy mô khác nhau, gấp khoảng 3 lần so với thời điểm năm 2005. Trong đó, một số cuộc xung đột có sự can dự của nhiều bên quốc tế và có bối cảnh cực kỳ phức tạp, khả năng đạt được giải pháp được đánh giá là rất khó khăn, điển hình là cuộc khủng hoảng Libya. Bên cạnh đó, vấn đề nguồn lực hạn chế cũng được coi là một trở ngại lớn với châu Phi, châu lục nghèo nhất hành tinh, trong việc ngăn chặn các cuộc xung đột và bình ổn tình hình an ninh. Ngoài ra, vì nhiều lý do khác nhau, sự quan tâm và trợ giúp của cộng đồng quốc tế dành cho các cuộc xung đột tại châu Phi vẫn chưa đủ mạnh để cải thiện tình hình. Với thực tế này, sứ mệnh ngăn chặn và chấm dứt xung đột tại châu Phi vẫn được coi là “nhiệm vụ bất khả thi” với AU trong tương lai gần.  

Giới chuyên gia cũng cho rằng là hệ quả tất yếu của bất ổn chính trị và xung đột vũ trang, vấn đề phát triển của châu Phi cũng đang đối mặt nhiều khó khăn và thách thức nghiêm trọng. Thực tế, từ nhiều thập niên qua, châu Phi luôn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu sản xuất, máy móc công nghiệp và thiết bị vận tải, trong khi ¾ lượng xuất khẩu tập trung vào tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguyên liệu thô. Chỉ cần nhìn qua cơ cấu thương mại này cũng đủ thấy vị thế kinh tế của AU ở đâu trên bản đồ kinh tế cũng như triển vọng cải thiện nó. Ngoài ra, những thách thức phát triển của châu Phi còn phải kể đến những hạn chế về mặt chính sách và đặc biệt là vấn nạn tham nhũng. Theo giới phân tích, với bối cảnh và thực trạng hiện tại, sứ mệnh đặt ra cho Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi lần thứ 33 là cực kỳ nặng nề, thậm chí bị coi là quá sức, bất kể đó là về phát triển kinh tế, cải cách chính trị hay ngăn chặn xung đột vũ trang.

RELATED ARTICLES

Tin mới