Tuesday, April 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQuan hệ Mỹ - Nga: Gậy ông lại đập lưng ông

Quan hệ Mỹ – Nga: Gậy ông lại đập lưng ông

Theo quan chức Mỹ, mặc dù mục đích nhằm gây tổn hại tới nền kinh tế Nga, song biện pháp này lại trừng phạt chính các công ty của Mỹ.

Mỹ tự bắn vào chân?

Theo tờ The Hill của Mỹ, với cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Mỹ hồi cuối năm ngoái đã công bố Đạo luật bảo vệ an ninh Mỹ khỏi sự gây hấn của Điện Kremlin 2019. DASKA bao gồm những biện pháp trừng phạt có tính ép buộc trên diện rộng đối với lĩnh vực năng lượng của Nga.

Trước đó, các biện pháp trừng phạt theo sắc lệnh hành pháp của Mỹ đã nhằm vào các dự án dầu khí của Nga và có hiệu lực sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Những biện pháp này đã được luật hóa và mở rộng thành luật khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký Đạo luật chống lại các kẻ thù của Mỹ bằng lệnh trừng phạt (CAATSA) năm 2017. Quốc hội Mỹ đã thông qua CAATSA với đa số rất lớn và không thể bị phủ quyết.

Tuy nhiên, tác giả bài viết trên The Hill, Phó Chủ tịch Hội đồng Ngoại thương Quốc gia Richard Sawaya cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ – được áp dụng như những chiến thuật gây sức ép – rõ ràng không giúp Mỹ đạt được những mục tiêu mong muốn. Tác giả nói một cách mỉa mai rằng các lệnh trừng phạt là nhằm vào Moscow nhưng lại tác động tới Houston.

Quan chức Mỹ nhận định, các điều khoản liên quan tới năng lượng của DASKA sẽ khiến những thiệt hại mà dân thường phải hứng chịu bị đẩy lên những mức cao mới. Ví dụ, DASKA yêu cầu các công ty của Mỹ rút khỏi tất cả các dự án năng lượng nếu có một thực thể của Nga nắm cổ phần dù là rất nhỏ. Ước tính có gần 150 dự án ở hơn 50 quốc gia bị ảnh hưởng. Những dự án này thuê hàng nghìn lao động và đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng năng lượng của thị trường dầu khí toàn cầu. Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với các dự án ở nước ngoài sẽ gây hiệu ứng domino và làm ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp nước Mỹ cung cấp cho các công ty lớn hơn nhiều linh kiện và nguyên vật liệu quan trọng để các công ty này hoạt động. Chỉ một công ty đa quốc gia của Mỹ cũng có thể cần tới hơn 20.000 nhà cung cấp để có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Do đó, điều khoản này của DASKA sẽ cho phép các công ty của Nga tham gia các dự án năng lượng mới và buộc các công ty của Mỹ phải rút ra. Bài viết bày tỏ rõ sự lo ngại khi các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực dầu mỏ của Nga và cả Trung Quốc đã thế chỗ những công ty Mỹ từng tham gia các dự án trong lãnh thổ Nga kể từ năm 2014 khi các công ty Mỹ rút đi.

My da “ngan” trung phat Nga?

Mỹ liên tiếp tung ra các đòn trừng phạt chống Nga kể từ sau sự kiện Crimea năm 2014

Ngoài ra, DASKA không chỉ đe dọa các công ty năng lượng của Mỹ. Một điều khoản khác của DASKA cấm các công ty của Mỹ tham gia các giao dịch nợ chính phủ của Nga bằng đồng rúp, điều đó trên thực tế sẽ ngăn cản các công ty Mỹ hoạt động tại Nga.

Quan chức Mỹ phân tích, mặc dù được cho là nhằm gây tổn hại tới nền kinh tế Nga, song trên thực tế biện pháp này lại trừng phạt chính các công ty của Mỹ, khiến họ không được hưởng lợi từ các đối thủ cạnh tranh không phải là Mỹ.

 

Gần 3.000 công ty Mỹ tham gia các dự án chung với các công ty của Nga có thể bị buộc phải rút khỏi các dự án này hoặc phải ngừng hoạt động. Ngoài ra, trong nền kinh tế toàn cầu có mạng lưới các chuỗi cung ứng đa quốc gia phức tạp, các biện pháp trừng phạt ngày càng gia tăng của Mỹ khiến các công ty của Mỹ bị coi là các đối tác không đáng tin cậy.

Sự kiên trì đáng nể của Mỹ!

Phó Chủ tịch Hội đồng Ngoại thương Quốc gia Richard Sawaya nhấn mạnh rằng biện pháp trừng phạt kinh tế là nhằm làm tê liệt nền kinh tế của quốc gia bị trừng phạt và đẩy người dân của quốc gia đó vào cảnh khốn khó. Tuy nhiên, trừng phạt, với bản chất là một chiến thuật cưỡng ép, đã không thể khiến Nga thay đổi cách hành xử chính sách đối ngoại của nước này. Chúng thậm chí lại thúc đẩy sự hợp tác chưa từng có tiền lệ giữa Nga và Trung Quốc.

Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế trên diện rộng phụ thuộc vào sự thống trị của Mỹ đối với thị trường tài chính toàn cầu. Năm 2016, đề cập tới các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ khi đó là ông Jack Lew đã nói: “Nếu các biện pháp trừng phạt khiến môi trường kinh doanh trở nên quá phức tạp và không thể dự đoán, hoặc nếu chúng can thiệp quá mức vào dòng chảy vốn, thì các giao dịch tài chính toàn cầu có thể sẽ bắt đầu hoàn toàn chuyển ra khỏi Mỹ – điều này sẽ đe dọa vai trò trung tâm của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu”.

My da “ngan” trung phat Nga?

Các đòn trừng phạt Nga gây hại cho chính người Mỹ?

Bất chấp những phân tích như trên, chính quyền Mỹ vẫn coi trừng phạt như một công cụ mạnh trong chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt trong cuộc “cạnh tranh nước lớn” với Nga, Trung Quốc, thậm chí với cả các đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương. Mới đây nhất, chính quyền của ông Trump ngày 18/2 đã có động thái siết chặt những hạn chế tài chính đối với Venezuela khi liệt vào danh sách đen một công ty con của Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga, mà theo các quan chức Mỹ là đã tài trợ cho Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro. Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt nhằm vào công ty Rosneft Trading. Mỹ cũng đã cấp giấy phép chung cho phép các công ty cho tới ngày 20/5 phải giảm bớt giao dịch với Rosneft Trading.

Trước đó, ngày 29/1, Mỹ cũng đã công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào 8 cá nhân và một thực thể của Nga, liên quan tới việc Moskva sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Theo một thông báo trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt này phong tỏa tài sản nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ, đồng thời cấm các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ giao dịch với những đối tượng bị trừng phạt trên.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng được áp đặt đối với công ty đường sắt tư nhân có trụ sở tại Nga Grand Services Express cung cấp dịch vụ giữa Nga và Crimea cũng như Giám đốc điều hành (CEO) của công ty này.

My da “ngan” trung phat Nga?

Tàu thi công rải đường ống thuộc dự án Nord Stream 2

Liên quan tới dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) của Nga trên biển Baltic, Mỹ đang chuẩn bị đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các nhà đầu tư tham gia dự án này. Theo một nguồn tin, nếu Nga cố gắng hoàn thành nốt phần còn lại của đường ống dưới biển Baltic sau khi nhà thầu Thụy Sĩ Allseas Group S.A. dừng thi công, Hạ viện và Thượng viện Mỹ sẽ phê chuẩn một dự luật trừng phạt khác.

Nguồn tin cho biết dự luật trừng phạt này sẽ nhằm vào các nhà đầu tư của châu Âu liên quan đến dự án hoặc các công ty mua khí tiềm năng và được chuyển qua đường ống dấn khí Nord Stream 2 khi đường ống này được hoàn thành. Quyết định này sẽ được Mỹ đưa ra sớm nhất trong tháng 2 hoặc tháng 3.

RELATED ARTICLES

Tin mới