Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaKế hoạch nghiên cứu, triển khai pháo tầm xa của Mỹ để...

Kế hoạch nghiên cứu, triển khai pháo tầm xa của Mỹ để đối trọng với TQ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Phòng thí nghiệm nghiên cứu quân đội – CCDC của Quân đội Mỹ (20/2) đã tiết lộ thông tin, hình ảnh về việc Mỹ đang nghiên cứu, chế tạo pháo tầm xa chiến lược (SLRC) có khả năng tấn công chính xác ở tầm xa trên 1.600km. Với tầm bắn này, SLRC có tầm bắn hơn rất nhiều loại tên lửa hiện nay của cả Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Mỹ đã tổ chức sự kiện quân sự trình diễn những vũ khí tối tân của cả Mỹ-Anh phát triển nhằm xác định khả năng hợp tác của hai bên trong phát triển vũ khí mới. Tại sự kiện, các quan chức của Bộ Tư lệnh Phát triển Khả năng Chiến đấu của Quân đội Mỹ, các trung tâm và phòng thí nghiệm của vũ khí mới đã tóm tắt khả năng của loại vũ khí này và mục đích phát triển chúng. Theo đó, mục đích tạo ra siêu pháo mới với mục đích có thể “làm thay đổi cuộc chơi” trong nỗ lực đối phó các đối thủ sở hữu nhiều vũ khí tối tân như Trung Quốc trên Thái Bình Dương. Dòng pháo mới thuộc dự án pháo tầm xa chiến lược (SLRC) có khả năng tấn công chính xác ở tầm xa trên 1.600km. Với tầm bắn này, SLRC có tầm bắn hơn rất nhiều loại tên lửa hiện nay của cả Mỹ, Nga và Trung Quốc. Công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn phát triển, song Lục quân Mỹ hy vọng sẽ tiến hành thử nghiệm vũ khí này trước năm 2023. Dự án SLRC là công trình do Lầu Năm Góc đứng đầu nhằm trang bị cho các lực lượng Mỹ trên khắp thế giới khả năng “khai hỏa chính xác tầm xa” và chuẩn bị cho việc thúc đẩy học thuyết quân sự Mỹ hòng đối trọng với Trung Quốc hoặc các các cường quốc quân sự khác trong một cuộc xung đột tiềm tàng trong tương lai.

Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy cho biết, “về mặt lý thuyết, nếu bạn tìm hiểu cách quân đội Mỹ dùng hỏa lực tầm xa trong hoạt động diễn tập và tấn công… đó là một trong những khả năng quan trọng nhất mà chúng tôi có”. Ông Ryan McCarthy cũng nhấn mạnh những tiến bộ pháo binh như vậy có khả năng là thay đổi cục diện đáng kể đối với Trung Quốc. Pháo tầm xa này có thể cung cấp dạng hỏa lực áp chế công nghệ cao để hỗ trợ cho quân đội Mỹ di chuyển qua các khu vực bị kiểm soát chặt chẽ và sau đó cho phép tấn công các mục tiêu khó tiếp cận hơn bằng hạm kích và không kích. Trong khi đó, Đại tá John Rafferty, trưởng nhóm pháo kích tầm xa nhấn mạnh “hệ thống tích hợp đó thách thức cả loại máy bay và tàu tinh vi nhất của chúng tôi trong việc tiếp cận khu vực”.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Mỹ liên tục có các động thái mới công khai chạy đua sở hữu pháo tầm xa nhằm răn đe nhau trên Biển Đông cũng như trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Quân đội Trung Quốc mới đây đã đăng tải hình ảnh về một diễn tập bắn đạn thật với tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) tầm xa cực kỳ tiên tiến AR3 cỡ nòng 370 mm. Tổ hợp MLRS AR3 được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Phương Bắc – NORINCO giới thiệu lần đầu tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2014. AR3 chính là bản nâng cấp toàn diện dựa trên tổ hợp pháo phản lực phóng loạt PHL-03 cỡ 300 mm đang được coi là tiêu chuẩn của pháo binh tầm xa Trung Quốc. Đạn rocket của PHL-03 có tầm xa tới 150 km với sai số vòng tròn (CEP) 10m. Phiên bản AR3 thế hệ mới hiện đang được Trung Quốc chào bán cho thị trường nước ngoài và chưa chấp nhận đưa vào trang bị chính thức cho pháo binh tầm xa. Đây là điều gây thắc mắc vì trong các cuộc thử nghiệm, AR3 đã có những màn thể hiện tuyệt vời khi đánh trúng mục tiêu cách xa tới 280 km với sai số nhỏ hơn 3m. So với tên lửa đạn đạo tầm ngắn, pháo phản lực phóng loạt AR3 370 mm có ưu thế ở giá thành rẻ hơn, có thể sử dụng để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Đánh chặn những quả đạn rocket cỡ 370 mm mang theo đầu đạn nặng 200 kg này cũng khó khăn hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo, do kích thước của chúng nhỏ hơn đáng kể trong khi vận tốc bay cũng tương đương. Quân đội Trung Quốc xác định khi cần chi viện hỏa lực ở tầm xa từ 300 km trở lên thì đây sẽ là công việc của các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật họ Đông Phong, khi chúng có tầm bắn xa và mang đầu đạn mạnh hơn. Nhưng dễ nhận thấy trong phương thức chi viện hỏa lực tầm xa của Lục quân Trung Quốc vẫn có một khoảng trống đáng kể trong khoảng cự ly từ trên 150 km đến dưới 300 km. Cho nên không loại trừ khả năng hệ thống pháo phản lực phóng loạt AR3 sẽ sớm được Trung Quốc đưa vào thành phần trực chiến của các đơn vị pháo binh tầm xa trong tương lai gần.

Theo Defence-blog, thông tin về loại pháo mới được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây tập trung vào phát triển các hệ thống vũ khí chống tiếp cận và chống xâm nhập khu vực có thể đe dọa năng lực của Mỹ trong việc di chuyển và phản công ở các khu vực quốc tế tranh chấp như Biển Đông, nơi Mỹ đang nỗ lực đối trọng với vị thế quân sự của Trung Quốc. Chính vì vậy, SLRC sẽ tạo nên sự khác biệt lớn không chỉ với kho vũ khí của Mỹ mà nó còn là vũ khí răn đe hiệu quả trong trường hợp xảy ra xung đột với đối phương.

Được biết, để ngăn chặn và đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc, Mỹ đã từng có kế hoạch triển khai hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) tại khu vực Biển Đông. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (1/4/2019) trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ở Washington nhằm bày tỏ sự phản đối việc Trung Quốc đưa hàng trăm tàu thuyền đến gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. HIMARS do hãng Lockheed Martin sản xuất, được thử nghiệm lần đầu tiên tại cuộc tập trận quân sự thường niên Balikatan giữa Mỹ và Philippines vào năm 2016. Mỗi hệ thống HIMARS được biên chế kíp vận hành ba người, có thể mang 6 quả đạn rocket M31 cỡ nòng 227 mm với tầm bắn 70 km hoặc một tên lửa chiến thuật MGM-140 ATACMS có khả năng đánh trúng mục tiêu cách 300 km. Hệ thống này được cho là có tính cơ động cao nhờ được đặt trên các xe tải do BAE Systems sản xuất.

RELATED ARTICLES

Tin mới