Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCuộc chiến truyền thông giữa Bắc Kinh và Washington giữa cơn bão...

Cuộc chiến truyền thông giữa Bắc Kinh và Washington giữa cơn bão dịch Covid-19 và hoạt động gián điệp

Trung Quốc và Mỹ liên tục có các biện pháp đáp trả trong lĩnh vực truyền thông do các vụ việc liên quan đến dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (Covid-19) và hoạt động gián điệp

Những hành động của Mỹ nhằm vào TQ

Chính quyền Mỹ đã quyết định loại 5 cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc gồm Tân hoa Xã, Mạng lưới truyền hình toàn cầu, Đài phát thanh Trung Quốc, Trung Quốc Nhật báo và Nhân dân Nhật báo ra khỏi các cơ quan hành nghề báo chí đơn thuần, mà thay vào đó là các cơ quan chính phủ nước ngoài, bị áp dụng các quy định tương tự các đại sứ quán nước ngoài. Quy định trên của Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải đăng ký tất các nhân viên và tải sản với Bộ Ngoại giao Mỹ, như họ phải làm với các nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington hoặc các lãnh sự quán khắp nước Mỹ. Động thái của Mỹ được cho là nhằm đối phó với nguy cơ gián điệp từ Trung Quốc và gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ.

Trước đó, Mỹ cũng đã hạn chế nhận lưu học sinh Trung Quốc và đóng cửa các Viện Khổng Tử. Mới đây, Học viện công nghệ (Massachusetts Institute of Technology),trường đại học hàng đầu Mỹ công bố danh sách sinh viên mới được nhận vào trường năm 2019 cho thấy, trong số 707 sinh viên mới, không có tên một sinh viên Trung Quốc nào. Trực tiếp Tổng thống D.Trump cũng nhiều lần công khai ám chỉ việc lưu học sinh Trung Quốc làm gián điệp lấy cắp công nghệ của Mỹ, sau đó đã tuyên bố kế hoạch mới thực hiện điều tra bối cảnh và hạn chế học sinh Trung Quốc.

Biện pháp đáp trả tương ứng của TQ

Trung Quốc hôm 19/2 đã trục suất hai nhà báo Mỹ và một công dân Australia làm việc cho Tạp chí Wall Street Journal có đăng các bài viết mang tính “hạ thấp Trung Quốc và phân biệt chủng tộc”, theo như miêu tả của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bài viết đó đáng giá rằng cách chính quyền Trung Quốc phản ứng trước bệnh dịch ở Vũ Hán những ngày đầu là “mang tính bưng bít, chỉ vì lợi ích của nhà nước”. Theo nội dung bài đó thì niềm tin trên toàn cầu đối với Trung Quốc “đã bị lung lay”. Hai trong số họ là công dân Mỹ là Josh Chin, Phó chánh văn phòng thường trú của Tạp chí Wall Street Journal tại Bắc Kinh, Chao Deng và người thứ ba là công dân Australia Philip Wen. Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, nhà báo nước ngoài có giấy phép hoạt động tại Trung Quốc bị yêu cầu rời nước này.

Trước khi có dịch Covid-19, báo chí Trung Quốc cũng đã mở chiến dịch tuyên truyền công kích Mỹ. Sau khi Tân Hoa xã, Nhân dân Nhật báo, Thời báo Hoàn cầu liên tiếp tung ra các bài công kích Mỹ “cường quyền bá đạo”; đến lượt Ban Tuyên truyền trung ương ra lệnh cho các đài truyền hình cả nước mỗi tối phát 1 bộ phim về chiến tranh chống Mỹ vào thời điểm khung giờ Vàng để “cổ vũ chí khí chống Mỹ”. Kênh CCTV-6 (kênh phim điện ảnh) liên tiếp chiếu 3 bộ phim đề tài chiến tranh “viện Triều chống Mỹ” hồi những năm 1950 là “Nhi nữ anh hùng”, “Thượng Cam Lĩnh” và “Kỳ tập”.

RELATED ARTICLES

Tin mới