Wednesday, April 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaKhông có Mỹ, Philippines đơn độc tuần tra Biển Đông

Không có Mỹ, Philippines đơn độc tuần tra Biển Đông

Bộ Quốc phòng Philippines (24/2) đã điều 03 máy bay huấn luyện quân sự AS-211 đến đảo Palawan để gia tăng hoạt động tuần tra ở Biển Đông. Đây là động thái quân sự đáng chú ý đầu tiên của Philippines kể từ khi tuyên bố đơn phương chấm dứt Thỏa thuận Lực lương thăm viếng (VFA) với Mỹ.

Theo thông tin trên, máy bay huấn luyện quân sự AS-211 được điều động tới tuần tra, huấn luyện tại đảo Palawan. Tuy nhiên, giới chức Manila không công bố thông tin chi tiết ba chiếu AS-211 được triển khai thêm hay là một phần trong kế hoạch điều động luân phiên tại Bộ Chỉ huy miền Tây của Philippines. Được biết, máy bay AS-211 là một máy bay huấn luyện/cường kích quân sự trang bị 1 động cơ phản lực, được thiết kế và giới thiệu trên thị trường bởi hãng SIAI Marchetti. AS-211 cất cánh lần đầu tiên vào năm 1981, có thể được dùng cho các sứ mệnh tấn công mặt đất và tuần tra. Máy bay dài 9,5 m; sải cánh 8,5m; cao 3,7m; trọng lượng rỗng 1.850 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 2.750kg, vận tốc cực đại 665 km/h; tầm bay 2.848 km; trần bay 12.800m. Máy bay có phi hành đoàn 2 người, mang theo 660 kg vũ khí với 4 giá treo, bao gồm súng, bom và rocket. Vào đầu thập niên 1990, không quân Philippines (PAF) mua 24 chiếc AS-211 nhằm hỗ trợ cho đội chiến đấu cơ F-5. Hiện nay, PAF còn vận hành 3-5 chiếc AS-211 với vai trò máy bay huấn luyện cơ bản. 

Trong những năm gần đây, cùng với việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự hóa, điều tàu thăm dò, khảo sát, tàu dân quân biển hoạt động trái phép trong vùng biển Philipines đã đe dọa trực tiếp tới an ninh, lợi ích của Manila. Để đối phó với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Duterte đã có nhiều biện pháp tăng cường năng lực tuần tra, giám sát trên biển. Tuy nhiên, năng lực tuần tra hàng hải của Philippines hiện vẫn còn hạn chế. Hải quân Philippines đang được trang bị 5 máy bay tuần tra TC-90 do Hải quân Nhật Bản tặng vào các năm 2017 và 2018. TC-90 có tầm hoạt động gần 2.000 km. Do đó, việc điều động các máy bay huấn luyện quân sự AS-211 tham gia tuần tra ở Biển Đông là hành động bất đắc dĩ.

Trước đây, Philippines có kế hoạch mua các máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-3 Orion do tập đoàn vũ khí Lockheed Martin sản xuất có tầm bay lên tới 3.800 km. P-3 Orion có thể được trang bị các cảm biến phức tạp, tên lửa Harpoon, vũ khí chống tàu ngầm và mìn. Đây là dòng máy bay chủ lực trong các hoạt động tuần tra hàng hải tầm xa của Mỹ từ thập niên 1960. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (17/6/2019), “nếu Philippines có được một chiếc P-3 Orion, đó là điều rất tốt. Trừ khi máy bay này được trang bị tất cả các thiết bị nguyên bản, còn không nó chỉ là máy bay vận tải. Chúng tôi sẽ xem xét liệu có thể mua một hoặc hai chiếc không”. Bộ trưởng Lorenzana nói rằng máy bay tuần tra sẽ hỗ trợ Philippines tăng cường khả năng giám sát khu vực. Theo ông, các máy bay Orion sẽ đóng vai trò “rất quan trọng” vì năng lực kiểm soát của Philippines trong khu vực sẽ được “nâng cao đáng kể”.

Tuy nhiên, với việc Philippines hủy thỏa thuận VFA với Mỹ, điều này cũng có nghĩa là các kế hoạch mua sắm trang thiết bị vũ khí từ Washington sẽ bị ảnh hưởng. Điều này không chỉ tác động đến quá trình hiện đại hóa quân đội của Manila, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến hợp tác quân sự song phương, cũng như sự phối hợp giữa hai nước trong việc tuần tra tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Đây có thể là một trong những cái giá mà Chính quyền Tổng thống Duterte phải trả cho việc điều chỉnh, cần bằng quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới