Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhằm thể hiện tính độc lập với Mỹ sau khi hủy VFA,...

Nhằm thể hiện tính độc lập với Mỹ sau khi hủy VFA, Philippines triển khai máy bay huấn luyện tuần tra ở Biển Đông

Trong việc đơn phương hủy Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng quân sự (VFA) ký với Mỹ năm 1998, giới chức Philippines cho rằng lý do trong quyết định này nhằm đưa đất nước phát triển theo hướng tự lực tự cường hơn. Và như để khẳng định điều này, Bộ Quốc phòng Philippines hôm 24/2 đã điều 3 máy bay huấn luyện AS-211 tới đảo Palawan để gia tăng hoạt động tuần tra ở Biển Đông.

Thúc đẩy Philippines theo hướng tự lực, tự cường xa Mỹ

Theo truyền thông Philippine, 3 máy bay huấn luyện quân sự AS-211 của Philippines đã được triển khai đến đảo Palawan vào ngày 24/2 để gia tăng hoạt động tuần tra ở Biển Đông. Hiện không rõ ba chiếc AS-211 được triển khai thêm hay là một phần trong kế hoạch điều động luân phiên tại Bộ Chỉ huy miền Tây của Philippines. Máy bay AS-211, do Công ty SIAI-Marchetti của Italia chế tạo và cất cánh lần đầu tiên vào năm 1981, có thể được dùng cho các sứ mệnh tấn công mặt đất và tuần tra. Máy bay này có thể mang theo rốc két và bom, có tầm hoạt động 1.668 km và vận tốc tối đa 0,8 Mach (980 km/giờ). Vào đầu thập niên 1990, không quân Philippines (PAF) mua 24 chiếc AS-211 nhằm hỗ trợ cho đội chiến đấu cơ F-5. Hiện nay, PAF còn vận hành 3-5 chiếc AS-211 với vai trò máy bay huấn luyện cơ bản.

Cùng với việc điều máy bay ra các đảo ở Biển Đông, Philippines cũng tăng cường quan hệ với các đối tác bên ngoài như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia… Trong những năm qua, mối quan hệ của Philippines đối với các đối tác đã phát triển rõ ráng, nhất là về quân sự. Manila tăng mua, nhận các loại tàu chiến, máy may chiến đấu từ Nhật Bản, tham gia vào các cuộc tập trận song phương và đa phương ở khu vực. Hồi tháng 11/2019, Bộ Quốc phòng Philippines cho biết máy bay nước này đã bị tàu Trung Quốc uy hiếp nhiều lần khi bay tuần tra trên các đảo ở Biển Đông. Phó chánh văn phòng tình báo của Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) còn cho biết trong cùng thời gian đó, Trung Quốc đã đưa 17 tàu nghiên cứu/khảo sát vào vùng biển Philippines.

Điều máy bay ra Biển Đông để trấn an dư luận sau khi hủy VFA?

VFA được ký vào năm 1998, cho phép hàng ngàn binh sĩ Mỹ đóng trú luân phiên ở Philippines để tham gia các cuộc tập trận quân sự và chiến dịch hỗ trợ nhân đạo. Nhiều cuộc tập trận chung trước đó giữa hai nước đã diễn ra ở khu vực Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 13/2 cho hay sẽ không có thêm các cuộc tập trận chung với Mỹ một khi việc hủy VFA có hiệu lực vào tháng 8 tới. Tuy nhiên, quyết định của Chính quyền Tổng thống Duterte dường như không nhận được sự ủng hộ của một bộ phận lớn người dân có và chính giới. Tại phiên điều trần trước thượng viện hôm 6/2, ông Locsin cảnh báo hủy VFA sẽ gây tổn hại an ninh của Philippines và làm gia tăng tình trạng căng thẳng ở Biển Đông. Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển tại Đại học Philippines Jay Batongbacal khẳng định rằng VFA đã ngăn chặn Trung Quốc biến bãi cạn tranh chấp Scarborough trên Biển Đông thành đảo nhân tạo hồi năm 2016.

RELATED ARTICLES

Tin mới