Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đứng đâu trên bảng xếp hạng sức mạnh quân sự

TQ đứng đâu trên bảng xếp hạng sức mạnh quân sự

Global Firepower mới đây công bố báo cáo đánh giá chỉ số sức mạnh quân sự của các nước trên thế giới. Dựa trên trên 50 thông số có ý nghĩa quyết định đến khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường, được thu thập từ CIA và các báo cáo truyền thông, Global Firepower cho rằng Trung Quốc hiện đang xếp thứ 3 trên thế giới về sức mạnh quân sự.

Bảng xếp hạng năm 2017

Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ và Nga

Theo kết quả đánh giá của Global Firepower, sức mạnh quân sự của Trung Quốc chỉ xếp sau Nga và Mỹ. Theo đó, Trung Quốc có chỉ số sức mạnh là 0,0691, bao gồm 19.614.517 quân thường xuyên, 2.183.000 lực lượng dự bị, 3.210 máy bay chiến đấu, 3.500 xe tăng chiến đấu và 777 tàu hải quân. Trong khi đó, Nga đứng thứ hai với chỉ số sức mạnh là 0,0681, gồm 1.013.628 quân thường xuyên, 2.000.000 lực lượng dự bị, 4.163 máy bay chiến đấu, 12.950 xe tăng chiến đấu và 603 tàu hải quân. Mỹ đứng đầu với chỉ số sức mạnh là 0,0606; lực lượng thường xuyên 1.400.000; lực lượng dự bị 860.500; tổng số máy bay chiến đấu 13.264; Xe tăng chiến đấu 6.289 và tàu hải quân 490.

Kết quả đánh giá trên của Global Firepower là tương đối khách quan, toàn diện và chính xác. Vì trong những năm gần đây, nhờ kinh tế liên tục tăng trưởng từ khi cải cách, mở cửa bốn thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng cũng liên tục tăng lên. Từ năm 1996, Trung Quốc tăng chi phí quân sự trung bình 11%/năm. Mấy năm gần đây, ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng 7,6%. Trong khi đó, tổ chức quân đội Trung Quốc chuyển sang cơ bản giống mô hình quân đội Mỹ. Hệ thống chỉ huy gồm Quân ủy Trung ương, đứng đầu là Chủ tịch Quân ủy (cũng chính là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đảm nhiệm) có quyền chỉ huy tối cao và tuyệt đối, thông qua Bộ Tổng tham mưu liên hợp (như mô hình Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ) và các Bộ Tư lệnh liên hợp chiến khu, các Tổng bộ. Lãnh đạo Trung Quốc nắm toàn quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang. Quân đội Trung Quốc đặt công tác xây dựng chính trị, tư tưởng lên hàng đầu, chú trọng sáng tạo phát triển lý luận quân sự mới, loại bỏ quan niệm “một khẩu súng, một đôi chân, ba bát cơm, bốn quả lựu đạn”.

Trung Quốc hiện cũng thành lập ba Bộ tư lệnh mới. Lục quân chuyển từ “phòng ngự khu vực” sang cơ động liên khu vực và toàn cầu, nâng cao khả năng tác chiến liên chiến trường. Hải quân giữ nguyên ba hạm đội và một Sư đoàn thủy quân lục chiến, nhưng tăng lên ba chi đội hộ vệ khu trục cho mỗi hạm đội. Hải quân chuyển trọng tâm từ “phòng thủ ngoài khơi” sang kết hợp với “bảo vệ vùng biển mở”; tăng cường khả năng cơ động và tác chiến liên hợp trên biển. Không quân Trung Quốc chuyển trọng tâm từ phòng thủ lãnh thổ sang tiến công và phòng thủ. Quân chủng hỗ trợ chiến lược được thành lập, trên cơ sở sáp nhập Lực lượng pháo binh II (tên lửa chiến lược), bộ đội tác chiến điện tử (mạng) và bộ đội phát triển vũ khí chiến tranh không gian, tăng cường khả năng đánh đòn trả đũa hạt nhân, tiến công tầm trung và tầm xa.

Về hải quân, Trung Quốc cắt giảm quân số, tiến tới đưa tỉ lệ lục quân so với hải quân, không quân tiếp cận tỉ lệ 4/6 như các nước Mỹ, Anh, Pháp. Nét nổi bật là Trung Quốc cắt giảm quân số lục quân, nhưng tăng quân số hải quân, không quân và tên lửa chiến lược, tức tăng quân số ở các đơn vị được trang bị vũ khí công nghệ cao. Bên cạnh đó, Trung Quốc chú trọng đầu tư trang bị, hiện đại hóa, bổ sung trang bị mới, tăng cường đáng kể sức mạnh của quân đội. Ngoài lực lượng đã có, Trung Quốc hiện đang có 2 tàu sân bay đã biên chế và đang đóng mới 3 tàu sân bay nữa.

Về không quân, tháng 12/2016, Trung Quốc đưa vào biên chế máy bay chiến đấu tàng hình FC-3 thế hệ thứ 5, chấm dứt độc quyền của phương Tây sản xuất loại máy bay này. Tháng 3/2017 Trung Quốc đưa vào sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình loại mới nhất J-20, tương đương máy bay tàng hình F-35 của Mỹ. 

Về Lực lượng tên lửa, Trung Quốc liên tục hiện đại hóa tên lửa, tăng cường khả năng răn đe chiến lược. Năm 2017, Trung Quốc đưa vào sử dụng tên lửa mới DF-31AG, cải tiến tên lửa phòng không tầm trung DF-16G với độ chính xác hơn. Năm 1996, Trung Quốc mới bắt đầu nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo thông thường, nhưng tiến bộ nhanh, đến năm 2015, Trung Quốc đã triển khai hơn 1.200 tên lửa đạn đạo (tầm bắn của tên lửa DF-21C bao phủ toàn bộ Đông Nam Á) với độ lệch mục tiêu chỉ vài mét. Tháng 2/2017, Trung Quốc đưa vào biên chế tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao, có thể đặt trên các bệ phóng di động và tấn công tất cả tàu chiến, tàu ngầm, căn cứ không quân cách biên giới Trung Quốc 2.000 km, đe doạ các căn cứ quân sự của Mỹ đóng ở Nhật Bản, đe dọa Nhật Bản, Đài Loan, Philippines. Như vậy, khả năng giành quyền kiểm soát trên không, trên biển và mục tiêu tấn công tầm xa của Trung Quốc nâng lên rõ rệt, có thể phòng ngự biển gần hiệu quả.

Một số loại vũ khí hiện đại của Trung Quốc

Về hải quân, Trung Quốc được đánh giá là nước có đội tàu chiến hùng hậu, đa dạng về chủng loại. Trong số những tàu chiến đang sở hữu, Trung Quốc có một số loại hình được xếp vào loại hiện đại trên thế giới. Tàu khu trục Type 055 là chiến hạm loại 10.000 tấn, có tải trọng lớn nhất trong lịch sử, khả năng tác chiến mạnh nhất và thời gian nghiên cứu dài nhất. Type 055 có lượng giãn nước đầy tải ước tính là 13.000 tấn, trang bị vũ khí với hệ thống thẳng đứng với 112 ống phóng chìm, có thể phòng các loại tên lửa khác nhau như tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình, tên lửa phòng không. Đồng thời, Type 055 cũng là khu trục hạm nhiều bệ phóng thẳng đứng nhất trên thế giới. Ngay cả tàu khu trục Zumwalt của Mỹ cũng chỉ có 96 ống phóng. Ngoài ra, khu trục hạm Type 055 còn sử dụng radar băng tần S, có khả năng tàng hình, chống vệ tinh quỹ đạo thấp. Đây là loại radar đầu tiên trên thế giới sử dụng thiết kế thân cột tích hợp, không có nhiều thiết bị treo bên ngoài, nhìn tổng thể rất đơn giản và gọn. Bên cạnh đó là tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 (NATO định danh lớp Tùy), được cho là có độ ồn giảm đáng kể so với Type 093. Tàu dự kiến được ra mắt vào năm 2020, thuộc biên chế biên đội hàng không mẫu hạm của Trung Quốc. Dự án tàu ngầm Type 096 (NATO định danh lớp Đường) được trông đợi sẽ thay thế các tàu ngầm Type 094. Tàu được cho là có kích thước lớn hơn lớp 094, trang bị đến 24 tên lửa đạn đạo JL-3 có tầm bắn 10.000km.

Về không quân, Trung Quốc đang sở hữu máy bay ném bom hạt nhân tàng hình Hong-20 (H-20). Theo Blog Military and Commercial Technology, chiếc H-20 có cấu trúc tương tự như máy bay ném bom B-2 Spirit, vũ khí chủ lực sẽ là tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10K, còn được gọi là KD-20, có thể mang được các đầu đạn thông thường và hạt nhân với tầm bắn khoảng 1.500km. Trung Quốc cũng có thể phát triển các biến thể của tên lửa CJ-10 cận âm với khả năng tàng hình. Đến cuối năm 2019, Công nghiệp hàng không Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thiện 3 nguyên mẫu đầu tiên của H-20. Trong tương lai, H-20 được hy vọng có thể tấn công tiêu diệt hệ thống phòng không của Mỹ và các quốc gia đồng minh, cho phép các máy bay thế hệ cũ hơn như H-6 không kích thành công các mục tiêu chính trị quân sự hoặc các mục tiêu có ý nghĩa chiến lược như tàu sân bay Mỹ. Ngoài H-20, Trung Quốc còn đang sở hữu phiên bản máy bay chiến đấu tàng hình 2 chỗ ngồi được phát triển từ J-20. “Tất cả máy bay chiến đấu tàng hình hiện tại trên thế giới đều chỉ có một chỗ ngồi, vì vậy phiên bản mới của J-20 có thể là máy bay chiến đấu tàng hình 2 chỗ ngồi đầu tiên trên thế giới”, bản tin Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho hay. Báo cáo cho biết sẽ cần thêm một phi công thứ hai để xử lý thông tin đa dạng từ hệ thống chiến đấu kỹ thuật số trang bị trên J-20.

Về tên lửa chiến lược, Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo DF-26, có thể tấn công các tàu cỡ trung và lớn di chuyển trên biển. DF-26 từng được truyền thông TQ và các chuyên gia quốc phòng đặt cho biệt danh “Kẻ giết người Guam”, khả năng mang theo đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân nặng 1,2 – 1,8 tấn, tên lửa DF-26 là một trong những loại vũ khí tiên tiến nhất của TQ; tên lửa được dẫn đường bằng radar, có khả năng cơ động để bám sát các mục tiêu đang di chuyển; tầm bắn khoảng 4.500km, tên lửa này có thể bắn tới đảo Guam của Mỹ ở phía Đông và Indonesia ở phía Tây. Trong khi đó, theo phân tích của tờ National Interest (Mỹ), có ít nhất 2 phiên bản của tên lửa DF-26, bao gồm DF-26A và DF-26B. Các phiên bản này có trang bị đầu đạn khác nhau, cũng như các thiết bị dẫn đường riêng biệt. Trong đó, một phiên bản có lẽ được thiết kế để nhắm mục tiêu cố định trên mặt đất và có khả năng trang bị kép đầu đạn thông thường/hạt nhân với độ sai lệch khoảng 150 – 450m. Tuy nhiên, một biến thể tên lửa DF-26 chống hạm sẽ được thiết kế để nhắm mục tiêu trên biển và trên bộ với độ chính xác cực kỳ cao. Theo đó, độ sai lệch sẽ là rất nhỏ, ước tính có thể chỉ vào khoảng 10m.

Bên cạnh DF-26, Trung Quốc còn sở hữu tên lửa đạn đạo Cự lang 3 (JL-3) trang bị cho lực lượng tàu ngầm và tàu chiến. Giới tình báo Mỹ cho rằng, loại tên lửa JL-3 mà Trung Quốc mới bắn thử gần đây có tầm phóng cực đại 9.000km, có thể được trang bị cho các tàu ngầm chiến lược Type 096. Nguồn tin từ cơ quan tình báo Mỹ khẳng định, trong cuộc phóng thử ngày JL-3 không bay hết tầm, cuộc bắn chủ yếu kiểm tra hệ thống tên lửa khi khởi động từ bệ phóng thẳng đứng trên tàu ngầm. Với cự ly này, JL-3 trở thành tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm nguy hiểm nhất của Hải quân Trung Quốc. Từ trước tới nay, Bắc Kinh mới chỉ trang bị cho các tàu ngầm của mình tên lửa JL-2 có tầm phóng khoảng 7.000km. Giới phân tích cho rằng, ít nhất phải tới đầu năm 2020 thì Hải quân Trung Quốc mới có cặp “song sát” JL-3 và Type 096. “Cặp bài trùng” này được cho là tạo ra mối đe dọa “tốt hơn” so với tàu ngầm Type 094 và JL-2.

RELATED ARTICLES

Tin mới