Tuesday, April 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBáo cáo của Đại học James Cook: Thiệt hại môi trường sinh...

Báo cáo của Đại học James Cook: Thiệt hại môi trường sinh thái san hô ở Biển Đông do các hoạt động cải tạo, xây dựng và khai thác của TQ

Theo báo cáo mới nhất của Đại học James Cook về thực trạng môi trường sinh thái của Biển Đông công bố trên trang “Tin thức Khoa học hàng ngày” hôm 27/2 cho thấy mức độ hủy hoại nghiêm trọng của hệ sinh thái san hô tại vùng biển này mà nguyên nhân chính là do các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và khai thác thủy sản tận diệt của Trung Quốc.

Nghiên cứu mới của Đại học James Cook tại Australia cho thấy thiệt hại môi trường vô hình đang được diễn ra đối với các rạn san hô ở Biển Đông, khi Trung Quốc đang đòi kiểm soát các tuyến đường biển tranh chấp với các nước. Giáo sư Eric Wolanski và Tiến sĩ Severine Chokroun từ Đại học James Cook là những nhà hải dương học vật lý, nghiên cứu sự phân bố, lưu thông và tính chất vật lý của nước biển. Trong một bài báo khoa học mới, họ cho rằng quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc tuyên bố yêu sách chủ quyền thậm chí tình trạng suy giảm môi trường sinh thái san hô còn nghiêm trọng hơn nhiều so với trước đây.

Trường Sa là nơi TQ quân sự hóa mạnh nhất và đánh bắt quá mức

Theo đánh giá của Giáo sư Wolanski, “Trường Sa là nơi Trung Quốc quân sự hóa mạnh nhất và đánh bắt quá mức. Các rạn san hô và đảo đã bị phá hủy để xây dựng các tiền đồn quân sự cho các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh”. Ông cho rằng dư luận đều đã biết rằng việc nạo vét để xây dựng các hòn đảo mới đã hủy hoại môi trường nghiêm trọng. Thông thường có 100-150 tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động ở mọi rạn san hô mà Trung Quốc kiểm soát, so với từ 0,1 đến 0,5 thuyền đánh cá trên mỗi rạn san hô trong bãi “Great Barrier Reef” ở ngoài khơi bờ biển Queensland, Đông Bắc Australia.

Giáo sư Wolanski cho biết: “Chúng tôi đã xem xét dòng chảy của cá và ấu trùng san hô từ các rạn san hô bị hư hỏng sản xuất, hoặc được sử dụng để sản xuất, ấu trùng và các rạn san hô đã tiếp nhận chúng và hiện đang bị tước đoạt chúng”. Các nhà khoa học đã xác định dòng chảy xung quanh các đảo bằng cách sử dụng dữ liệu vệ tinh và sau đó mô hình hóa sự di chuyển của ấu trùng từ và đến mọi rạn san hô trong quần đảo Trường Sa.

TQ đã ngăn cản, không cho các nhà khoa học tiếp cận vào các rạn san hô mà họ chiếm giữ

“Các rạn san hô xuống cấp hoặc bị giết bởi việc xây dựng đảo và đánh bắt quá mức, khiến tình trạng suy giảm cá và ấu trùng san hô cho những khu vực hạ lưu. Có các cấp độ khác nhau, nhưng trong trường hợp cực đoan nhất như đảo Namyit, đã không còn ấu trùng cá và san hô mới nào vượt qua do tất cả các nguồn ấu trùng của nó bị phá hủy”, theo báo cáo của Giáo sư Wolanski. Ông nói rằng Trung Quốc không cung cấp cho các nhà khoa học quyền truy cập vào các rạn san hô mà họ chiếm giữ, họ cũng không cung cấp dữ liệu về tình trạng của quần thể san hô và cá tại các rạn san hô này. Nhưng bây giờ có vẻ như hệ sinh thái của toàn bộ quần đảo Trường Sa có nguy cơ sụp đổ hoặc suy thoái nghiêm trọng. “Chúng tôi đã xác định danh sách các rạn san hô ưu tiên cho các biện pháp bảo tồn quan trọng ở quần đảo Trường Sa. Chúng tôi nhận thấy những khó khăn chính trị, nhưng chúng tôi đã xác định được vấn đề và chúng tôi có giải pháp dựa trên ví dụ về sự hợp tác đang phát triển giữa Philippines và Việt Nam quản lý một số rạn san hô trong quần đảo.

Những đánh giá của các chuyên gia tại Đại học James Cook trùng khớp với những đánh giá trước đây của các nhà khoa học

Nhà hải dương học Paul Berkman, cựu Giám đốc chương trình địa chính trị Đại dương Bắc cực tại Viện Nghiên cứu địa cực Scott cho rằng các hoạt động tôn tạo của Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng hủy hoại và làm suy thoái các rạn san sô, làm suy giảm lượng cá vốn là nguồn lương thực nuôi sống một lượng lớn dân số các quốc gia có tranh chấp trong khu vực. Giáo sư McManus khuyến cáo rằng: “Các khu vực rạn san hô còn sót lại sẽ bị hủy hoại nếu như cát và bùn từ các đảo nhân tạo rò rỉ ra và bao phủ lên chúng, san hô sẽ bị hủy hoại giống như những gì đang xảy ra xung quanh những chiếc tàu nạo vét của Trung Quốc. Phải mất cả nghìn năm để hình thành được một mét đất cát, phù sa quanh các rạn san hô, tuy nhiên việc tôn tạo đã làm vĩnh viễn mất đi điều này”.

Theo báo cáo Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế Mỹ – Trung, các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đặc biệt đáng quan ngại do quy mô và tốc độ của nó, do tính đa dạng sinh học trong vùng và do tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với môi trường sinh thái tại khu vực. Chỉ tính riêng giai đoạn 2013-2015, Trung Quốc đã bồi đắp khoảng 3.000 mẫu Anh (hơn 12 km2) đất đai trên 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép ở Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã đắp đất cát lên khoảng 13 km2 diện tích các bãi đá, phá hủy các rạn san hô bên dưới.

Học giả James Borton, Giảng viên Viện Walker, Đại học South Carilina, cho rằng các tác động môi trường từ các hoạt động tôn tạo của Trung Quốc vẫn không ngừng diễn ra tại Biển Đông. Ông cảnh báo, nếu các hoạt động này không được chấm dứt, toàn bộ hệ sinh thái Biển Đông sẽ đứng trước nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn. Giáo sư sinh thái và sinh học biển của trường đại học Miami John McManus cũng chứng minh rằng việc Trung Quốc dùng tàu thuyền khai thác trai, nạo vét cảng, bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo, đánh bắt cá tận diệt đe dọa nghiêm trọng tới môi trường sinh thái và các nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông. Nguồn thủy sản cũng đang bị đe dọa bởi các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Chương trình môi trường Liên hợp quốc ước tính Biển Đông là vựa thủy sản lớn thứ 10 trên thế giới.

Mặc dù Trung Quốc cho rằng hoạt động tôn tạo của họ tại Biển Đông không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái biển nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Các công trình xây dựng của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo được hình thành từ việc nạo vét và bồi đắp tại các rạn san hô với quy mô lớn. Việc làm này đã tàn phá nhiều rạn san hô và làm suy giảm hệ sinh thái và các loài sinh vật biển. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng thừa nhận rằng có khoảng 80% số rạn san hô đang bị suy giảm. Các nhà nghiên cứu cho rằng các hoạt động tôn tạo của Trung Quốc đang làm cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản của Việt Nam và Philippines, hoạt động này cũng trực tiếp vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc cũng đã triển khai một lượng lớn các tàu đánh cá tới quần đảo Trường Sa với số lượng hàng trăm nghìn chiếc, bao gồm cả tàu chế biến có công suất lên tới 3.000 tấn.

RELATED ARTICLES

Tin mới