Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBộ Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển: Công cụ thiết...

Bộ Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển: Công cụ thiết thực giảm va chạm trên Biển Đông

Trong những năm gần đây, cùng với diễn biến tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng khiến nguy cơ va chạm trên biển giữa tàu chiến, tàu chấp pháp và tàu dân dụng các nước ngày càng gia tăng. Điều đó cho thấy các nước cần tuân thủ các quy định về tránh va chạm trên biển nhằm giảm thiểu thiệt hại, tránh gây xung đột vũ trang.

Tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam

Colreg 72 ra đời là do sự tăng nhanh về số lượng và chất lượng của đội tàu biển, sự hoàn thiện không ngừng của các phương pháp và thiết bị hàng hải với mong muốn đưa ra một bộ quy tắc hiện đại và có hiệu quả hơn, còn do có quá nhiều vụ đâm va xảy ra. Colreg 72 gồm 5 phần, 38 điều. Trong đó có nguyên tắc “Cảnh giới” trong điều 5 và Hành động tránh va chạm trong điều 8.

Cảnh giới có nghĩa là mọi tàu thuyền phải thường xuyên duy trì công tác cảnh giới bằng mắt nhìn và tai nghe một cách thích đáng, đồng thời phải sử dụng tất cả các thiết bị sẵn có phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện hiện tại để đánh giá đầy đủ tình huống và nguy cơ đâm va. Từ trạng thái tầm nhìn, điều kiện thời tiết, sự lại gần các nguy hiểm hàng hải, sự cần thiết phải sử dụng radar, tình trạng kỹ thuật của radar và các thiết bị hàng hải khác nên lúc nào cũng phải tiến hành cảnh giới. Ngoài ra, trong mọi trường hợp, cảnh giới phải cho phép phát hiện ra bất cứ sự thay đổi nào của hoàn cảnh hiện tại để đảm bảo kịp thời đưa ra những hành động cần thiết cho việc phòng ngừa va chạm giữa các tàu. Trong điều kiện tầm nhìn xa bình thường, việc cảnh giới bằng mắt nhìn hay thị giác cần phải được thực hiện từ vị trí thuận lợi nhất để đảm bảo phạm vi quan sát trên toàn bộ bốn phía chân trời. Cảnh giới trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế có những nét đặc biệt riêng của nó. Ví dụ như trên tàu cần phải cử người ra cảnh giới ở phía trước và thường là ở trước mũi tàu. Ngoài việc quan sát bằng mắt ra, cần phải cảnh giới bằng tai nghe và bằng radar. Trong điều kiện tầm nhìn xa kém, cảnh giới bằng radar cần phải được tiến hành một cách thường xuyên và sử dụng thang tầm nhìn thích hợp nhất phù hợp với các điều kiện và tình huống hàng hải, nhất là trong điều kiện ban đêm, ở gần bờ hay những khu vực có mật độ tàu đông đúc. Radar cũng có thế được dùng để cảnh giới cả trong điều kiện tầm nhìn xa tốt.

Để đảm bảo tàu hành trình an toàn thì trong điều 8 Colreg 72 là Điều động tránh va chạm để giúp cho các tàu thuyền giảm thiểu được phần nào nguy cơ tai nạn xảy ra. Sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn tiềm ẩn những hiểm nguy bất cứ lúc nào hay bất cứ khi nào điều này gây thiệt hại lớn về người và tài sản, đồng thời cũng gây tâm lý hoang mang, lo sợ đối với bà con ngư dân khi hoạt động đánh bắt hải sản trên biển. Bất cứ một điều động nào để tránh va nếu hoàn cảnh cho phép thì phải được tiến hành một cách dứt khoát, kịp thời và phù hợp với kinh nghiệm của người đi biển lành nghề. Những hành động này phải được thực hiện tính toán đến hoàn cảnh cụ thế của tàu đang lại gần. Mọi thay đổi về hướng đi hay tốc độ hoặc cả hai cùng một lúc để tránh va, phải thay đổi đủ lớn để tàu thuyền khác có thế nhận biết dễ dàng bằng mắt thường hay bằng radar; phải tránh thay đổi hướng đi hay tốc độ hoặc cả hai cùng một lúc một cách lắt nhắc từng tý một. Theo kinh nghiệm đi biển lành nghề, đối với những trường hợp tránh nhau có sử dụng radar thì người ta đề nghị là sẽ đưa ra hành động tránh nhau ngay sau khi xác định là có nguy cơ va chạm, không để mất thời gian và không để rơi vào tình huống lại gần nhau quá mức để bảo đảm cho sự phối hợp hành động của tàu đang tới gần. Cũng cần nhấn mạnh hành động dứt khoát của tàu phải nhường đường trong tình huống cắt hướng nhau. Khi tránh nhau trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế thì phải đổi hướng lớn hơn nữa và do đó cần phải điều động sao cho chúng được nhìn thấy một cách nhanh chóng và rõ ràng bằng radar từ tàu khác và để làm vô hiệu việc điều động bất lợi của tàu khác trong điều kiện cần thiết.

Nếu có vùng nước đủ rộng, thì chỉ cần thay đổi hướng đi đơn thuần đã có thế coi là hành động có hiệu quả nhất để tránh rơi vào tình trạng quá gần tàu thuyền kia với điều kiện là việc điều động đó phải tiến hành kịp thời, có hiệu quả và không dẫn tới một tình huống quá gần khác.. Điều này đặc biệt liên quan đến hành động tránh nhau trong điều kiện có sử dụng radar khi tầm nhìn xa kém. Hành động tránh va với tàu thuyền khác là hành động dẫn đến việc tàu thuyền đi qua nhau ở khoảng cách an toàn. Hiệu quả của hành động tránh va phải được kiểm tra thận trọng cho đến khi tàu thuyền kia đã hoàn toàn đi qua và ở xa tàu thuyền mình. Trong điều kiện tầm nhìn xa kém, khi tránh nhau dựa trên những thông tin của radar thì hành động đưa ra phải sớm hơn trong điều kiện tầm nhìn xa bình thường. Hành động tránh va với tàu thuyền khác là hành động dẫn đến việc tàu thuyền đi qua nhau ở khoảng cách an toàn. Hiệu quả của hành động tránh va phải được kiểm tra thận trọng cho đến khi tàu thuyền kia đã hoàn toàn đi qua và ở xa tàu thuyền mình. Nếu cần thiết để tránh va hay để có thêm thời gian nhận định hết các tình huống, tàu thuyền phải giảm bớt tốc độ hay phải phá trớn tới bằng cách ngừng máy hoặc cho máy chạy lùi. Tàu thuyền không được cản trở sự đi qua hoặc đi qua an toàn của tàu thuyền khác, không được miễn giảm trách nhiệm nếu tiếp cận một tàu thuyền khác đến mức dẫn đến nguy cơ đâm va.

Bên cạnh Colreg 72, trong hệ thống các quy định về tránh đâm va trên biển còn có Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES). Nó là một thỏa thuận không ràng buộc, khởi đầu từ Bộ quy tắc cho các va chạm không báo trước trên biển, được trình bày lần đầu tiên tại Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS) vào năm 1998 và sau đó được các Tư lệnh Hải quân tại hội nghị ký kết. Tuy nhiên, hiện nay CUES chỉ áp dụng cho lực lượng hải quân, nhưng có nhiều lời kêu gọi mở rộng nó với lực lượng bảo vệ bờ biển.

Tuy nhiên, tình hình căng thẳng trên Biển Đông, cũng như khả năng đâm va giữa tàu các nước chủ yếu là do hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển. Kể từ khi sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã tích cực triển khai nhiều hoạt động phi pháp trên thực địa nhằm khẳng định “chủ quyền” đối với vùng biển này. Bên cạnh đó, Trung Quốc thường xuyên tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận bắn đạn thật phi pháp trong khu vực Biển Đông. Những cuộc tập trận này không chỉ vi phạm chủ quyền của các nước ven biển mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và đe dọa hoạt động tự do hàng hải trong khu vực. Không những vậy, Trung Quốc còn đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông, nhất là tại những vùng biển tồn tại tranh chấp chủ quyền với các nước ven biển; tìm cách khai thác các nguồn năng lượng mới trên biển như băng cháy; đưa ra các chủ trương, chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ, đồng thời chỉ huy lực lượng chấp pháp tăng cường tuần tra, bắt giữ (phi pháp) ngư dân các nước. Ngoài ra, Trung Quốc tiến hành cải tổ các lực lượng vũ trang và chấp pháp trên biển, đưa Quân ủy trung ương Trung Quốc (CMC) thay Cục Hải dương quốc gia chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển, biến lực lượng này thành đơn vị chủ chốt thực thi các nhiệm vụ phi pháp ở Biển Đông. Việc điều chỉnh trên được Bắc Kinh tuyên truyền rằng ngoài việc thực thi chức năng, nhiệm vụ trước đây như “duy trì, chấp hành pháp luật trên biển, bao gồm triệt phá hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật trên biển, duy trì trị an và bảo vệ an ninh trên biển, bảo vệ sử dụng khai thác tài nguyên biển và môi trường sinh thái biển, quản lý nghề đánh bắt thủy sản, chống buôn lậu trên biển và hiệp đồng chỉ đạo công tác chấp pháp trên biển của các địa phương”, việc tái cơ cấu cũng sẽ “cho phép CCG tham gia nhiều hơn vào các cuộc diễn tập quân sự, hoạt động huấn luyện thường nhật với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và CCG cũng sẽ hợp tác hiệu quả hơn với lực lượng hải quân trong các trường hợp khẩn cấp, thậm chí là chiến tranh”… khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng. Từ chủ trương, chính sách trên của Trung Quốc cũng đã tạo “điều kiện” và “hành lang pháp lý” để tàu chiến, tàu chấp pháp, tàu cá dân binh của nước này tiến hành các hoạt động đâm va trên biển, nhằm thực hiện cái gọi là “bảo vệ chủ quyền” ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới