Friday, March 29, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNgười Duy Ngô Nhĩ bị chính quyền TQ ép buộc làm việc...

Người Duy Ngô Nhĩ bị chính quyền TQ ép buộc làm việc ở Thanh Đảo

Các công nhân mặc áo khoác màu xanh da trời, họ khâu và dán keo khoảng 8 triệu đôi Nike mỗi năm tại nhà máy Taekwang ở Thanh Đảo, một nhà cung cấp của Nike trong hơn 30 năm và là một trong những nhà máy lớn nhất của thương hiệu Mỹ. Nhưng hàng trăm công nhân này đã không phải là người ở Thanh Đảo, họ là người thiểu số Duy Ngô Nhĩ miền Tây Tân Cương, được chính quyền Trung Quốc gửi đến đây để làm việc.

 

Sau những chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế về chiến dịch của ĐCSTQ cưỡng bức  và đồng hóa nhóm người thiểu số người Duy Ngô Nhĩ bằng cách giam giữ hơn một triệu người trong các trại cải tạo, chính quyền Trung Quốc cho biết năm ngoái hầu hết đều đã tốt nghiệp và được thả ra.

Nhưng có bằng chứng mới cho thấy chính quyền Trung Quốc không thả nhóm người này ra mà đang chuyển sang cưỡng bức lao động, do chính phủ chỉ đạo trên khắp đất nước, nhằm kiểm soát hơn nữa người dân Duy Ngô Nhĩ và phá vỡ các liên kết gia đình.

Một người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Quan Thoại không thành thạo cho biết, chúng tôi có thể đi bộ một chút xung quanh, nhưng chúng tôi không thể tự mình quay trở lại Tân Cương, cô lo lắng về việc bị bắt gặp nói chuyện với phóng viên, cô nhanh chóng chạy đi.

Các công nhân người Duy Ngô Nhĩ – hầu hết tất cả phụ nữ ở độ tuổi 20 trở xuống, sử dụng cử chỉ tay và tiếng phổ thông thô sơ để giao tiếp. Tại chốt bảo vệ của nhà máy, có khẩu hiệu viết bằng ngôn ngữ của người Duy Ngô Nhĩ nói với họ rằng hãy trung thành với ĐCSTQ, chính quyền TQ có kỷ luật rõ ràng và họ bị giám sát liên tục.

 Theo một báo cáo từ Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI), một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Canberra cho biết, nhà máy Taekwang ở Thanh Đảo là một trong nhiều nơi người Duy Ngô Nhĩ đang làm việc với điều kiện lao động bị cưỡng bức để sản xuất hàng hóa cho hơn 80 thương hiệu toàn cầu,

Vicky Xiuzhong Xu, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, chính quyền Trung Quốc hiện đang xuất khẩu văn hóa và đạo đức đàn áp của các trại cải tạo ở Tân Cương. Họ tìm thấy bằng chứng cho thấy người Duy Ngô Nhĩ được chuyển trực tiếp từ các trại cải tạo đến các nhà máy.

Báo cáo của ASPI ước tính có hơn 80.000 người Duy Ngô Nhĩ đã được chuyển từ Tân Cương sang làm việc tại các nhà máy trên khắp Trung Quốc từ năm 2017 đến 2019. Con số này phù hợp với báo cáo từ đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, cho biết vào tháng 11 rằng chính phủ Tân Cương muốn chuyển 100.000 người lao động thặng dư, giữa năm 2018 và 2020.

Tân Cương nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi có nhiều điểm tương đồng với các nền văn hóa ở Trung Á hơn so với người Hán nói tiếng phổ thông Trung Quốc, và từ lâu họ đã bị trừng phạt bởi sự cai trị áp bức của Bắc Kinh.

Theo tính toán của ĐCSTQ, hàng chục ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã được gửi đến các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến ở phía Nam, và đến Chiết Giang, An Huy và Sơn Đông ở phía Đông.

 Trong báo cáo của mình, ASPI cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy người Duy Ngô Nhĩ đang bị lợi dụng bởi các công ty Trung Quốc và nước ngoài. Vấn đề này liên quan đến vi phạm nhân quyền.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 27 nhà máy ở 9 tỉnh của Trung Quốc đã sử dụng công nhân Duy Ngô Nhĩ được thuê thông qua các chương trình chuyển giao lao động từ Tân Cương, từ năm 2017. Các nhà máy này thuộc sở hữu của các công ty cung cấp cho chuỗi cung ứng của một số công ty nổi tiếng nhất thế giới, bao gồm Apple, Dell và Volkswagen.

Mặc dù ASPI không thể xác nhận một cách cụ thể rằng lao động bị ép buộc, nhưng báo cáo của họ cho biết có bằng chứng rõ ràng về những hành vi cưỡng chế lao động rất đáng lo ngại.

Tư tưởng và hành vi của người lao động được theo dõi chặt chẽ. Có một văn phòng tâm lý được xây dựng trong nhà máy có mục đích tiến hành các cuộc nói chuyện thân mật, tư vấn tâm lý và khuyến khích hội nhập với người Hán địa.

Nhà máy sản xuất  giống như một nhà tù. Có những tháp canh với máy quay hướng ra mọi hướng và hàng rào dây thép gai trên tường, trong đó có áp phích tuyên truyền của ĐCSTQ làm nổi bật giấc mơ của Tập Cận Bình, tất cả các dân tộc đều đoàn kết thành một gia đình.

 

Lối ra vào nhà máy được giám sát nghiêm ngặt. Ảnh: Anna Fifield / The Washington Post.

Có một trạm bảo vệ đặc biệt được trang bị camera nhận dạng khuôn mặt và giám sát công nghệ cao khác mà công nhân phải đi qua khi họ vào và ra khỏi nhà máy.

Các công nhân người Duy Ngô Nhĩ được tách biệt với công nhân người Hán, họ không nói tiếng phổ thông, họ được phép đi lang thang gần khu nhà, nhưng phải quay lại ký túc xá sau đó.

Không có nhà thờ Hồi giáo trong thị trấn hoặc trong nhà máy, các công nhân Duy Ngô Nhĩ không được phép cầu nguyện hoặc đọc kinh Koran.Thay vào đó, họ phải tham gia các lớp học tiếng Anh và tiếng phổ thông tại một trường đào tạo.

An ninh tại nhà máy được thắt chặt, quản lý nhà máy giám sát chi tiết về các công nhân và các lối ra, các công nhân Duy Ngô Nhĩ phải tuân thủ một lịch trình nghiêm ngặt, đến làm việc hoặc chỉ rời khỏi khu vực vào những giờ cụ thể.

Đại diện nhà máy Taekwang không trả lời các câu hỏi về việc người Duy Ngô Nhĩ có bị buộc phải làm việc trong nhà máy dưới sự đe dọa của việc cải tạo hay không, liệu họ có thể cầu nguyện hoặc thực hành tôn giáo khi làm việc tại nhà máy hay không.

RELATED ARTICLES

Tin mới