Saturday, April 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiDịch châu chấu đang có nguy cơ tiếp nối dịch COVID-19 và...

Dịch châu chấu đang có nguy cơ tiếp nối dịch COVID-19 và dịch tả lợn Châu Phi ở TQ

Trong khi Trung Quốc vẫn đang vật lộn với dịch cúm COVID-19 thì cơ quan nông lâm nghiệp nước này thông báo một đe dọa khác: dịch châu chấu, một trong những loài côn trùng phá hoại mùa màng nguy hiểm nhất thế giới.

 

Theo tờ SCMP, ngày 2/3, Trung Quốc đã nâng mức cảnh báo về đàn châu chấu sau khi chúng hoành hành trên các cánh đồng của Pakistan, Ấn Độ và Đông Phi và nguy cơ sắp tràn sang nước này.

Mặc dù, các chuyên gia Cục Quản lý Nông nghiệp và Đồng cỏ Quốc gia tin rằng nguy cơ đàn châu chấu xâm nhập và gây ra thảm họa là tương đối thấp, nhưng Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi và ngăn chặn đàn châu chấu này vì thiếu kỹ thuật giám sát và ít hiểu biết về tập quán di cư của chúng nếu bị chúng tấn công.

Năm 2019, Nông nghiệp Trung Quốc đã có một năm khó khăn với sự hoành hành của giun đất trên hàng triệu hecta đất nông nghiệp cũng như dịch tả lợn châu Phi khiến đất nước này phải tiêu hủy khoảng 440 triệu con lợn (một nửa đàn lợn của cả nước) để ngăn ngừa dịch bệnh.

Tính đến đầu tháng 03/2020, tại Trung Quốc có hơn 80.000 người nhiễm bệnh và hơn 2.900 người chết vì dịch cúm COVID-19 khiến nhiều ngành công nghiệp của đất nước này bị đình trệ, hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ bị phá sản. Nếu nạn châu chấu hoành hành có thể sẽ kéo thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc giảm xuống sâu hơn nữa.

 Năm 2018, nông nghiệp đóng góp 7,2% trong tổng GDP Trung Quốc, theo số liệu của Statista, công ty chuyên cung cấp dữ liệu thị trường và tiêu dùng của Đức.

Châu chấu sa mạc là một trong những loại côn trùng gây hại lâu đời nhất và tàn phá nặng nề nhất trên thế giới, chúng hủy hoại mùa màng, đồng cỏ, cây cối. Theo Liên Hợp Quốc, một bầy châu chấu có diện tích 1 km2 trong một ngày có thể tiêu thụ lượng lương thực của 35.000 người.

Vào cuối tháng 1, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã kêu gọi nỗ lực của quốc tế để ngăn chặn sự bùng phát châu chấu sa mạc tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Đàn châu chấu ở Ethiopia, Kenya và Somalia “có kích cỡ và khả năng hủy diệt chưa từng thấy”, FAO cảnh báo rằng có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng về an ninh lương thực.

Trung Quốc cho biết nếu khí hậu thuận lợi, các đàn châu chấu này có thể sẽ qua Pakistan và Ấn Độ tràn vào Tây Tạng, Trung Quốc rồi lan rộng xuống tỉnh Vân Nam, phía tây nam đất nước. Nó cũng có thể đi qua Kazakhstan rồi vào khu tự trị Tân Cương.

Trong tháng 2, Zhang Zehua, nhà nghiên cứu của Viện bảo vệ thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp trung Quốc, nói với Tân Hoa xã rằng khu vực cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng ở phía Bắc Trung Quốc có thể đóng vai trò lá chắn để chống lại đàn châu chấu.

 Ông Zhang cho biết, tuy đàn châu chấu sa mạc khó có khả năng di di cư trực tiếp vào khu vực nội địa của Trung Quốc. Nhưng ông vẫn cảnh báo Trung Quốc nên chuẩn bị ứng phó với khả năng Trung Quốc sẽ bị tấn công mạnh nhất vào tháng 6 đến tháng 7, nếu đàn châu chấu vẫn tồn tại và hoành hành ở nước ngoài.
RELATED ARTICLES

Tin mới