Saturday, April 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaGiới nghiên cứu Đức nhấn mạnh cần giải quyết tranh chấp ở...

Giới nghiên cứu Đức nhấn mạnh cần giải quyết tranh chấp ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế

Giáo sư, Tiến sỹ Thomas Engelbert, Đại học Hamburg của Đức đã xuất bản cuốn sách “Tranh chấp Biển Đông sau phán quyết trọng tài ngày 12/7/2016: Phân tích và Viễn cảnh”. Trong đó, tập hợp 12 bài phân tích của giới nghiên cứu hàng đầu Đức về diễn biến tình hình Biển Đông.

Theo thông tin trên, cuốn sách gồm tập hợp 12 bài nghiên cứu của 11 tác giả là những nhà nghiên cứu, có uy tín hàng đầu trong giới nghiên cứu về Biển Đông tại Đức và các nước châu Âu do nhà xuất bản quốc tế Peter Lang phát hành. Cuốn sách gồm tập hợp 12 bài nghiên cứu của 11 tác giả là những nhà nghiên cứu, có uy tín hàng đầu trong giới nghiên cứu về Biển Đông tại Đức và các nước châu Âu như Tiến sỹ Suzette-V.Suarez, chuyên ngành luật biển, Đại học Bremen, Đức; Tiến sỹ Gerhard Will, nguyên chuyên gia Đông Nam Á của Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP); Tiến sỹ Bill Hayton – Viện Chatham House London, Anh; Giáo sư, Tiến sỹ Vladimir N. Kolotov,Đại học St. Peterburg, Nga; Tiến sỹ Stein Tonnesson – Viện nghiên cứu hòa bình Oslo, Na Uy…

Theo giáo sư Engelbert, cuốn sách là ấn phẩm nghiên cứu đầu tiên được phát hành tại Đức phân tích những khía cạnh liên quan đến tranh chấp Biển Đông sau phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài thường trực PCA. Trong các bài viết của mình, các tác giả đã đưa ra những phân tích, đánh giá sâu, những nhìn nhận khách quan về vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhấn mạnh vai trò của phán quyết PCA, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, cách thức giải quyết xung đột trong hòa bình; ảnh hưởng của Biển Đông đối với chiến lược của các nước lớn …

Biển Đông có tầm quan trọng và vị thế địa chiến lược trọng yếu không chỉ đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với khu vực Đông Á và thế giới. Trước hết vì Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu. Bên cạnh đó, các đảo, quần đảo ngoài khơi, như Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ở vị trí trung tâm – một trong những nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua nhất trên thế giới. Các quần đảo này đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tư cách là các vị trí phòng thủ chiến lược trọng yếu đối với nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông. Đồng thời là các cơ sở hậu cần phục vụ các hoạt động biển xa, như kiểm soát các tuyến hàng hải đi qua lại trên Biển Đông, dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm radar, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền… Các chiến lược gia phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát và khống chế được toàn bộ Biển Đông. Ngoài ra, khu vực Biển Đông còn có những eo biển quan trọng đối với nhiều quốc gia và với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia, Malaysia và Singapore) có vị trí vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của Đông Nam Á và Bắc Á đều phải đi qua Biển Đông. Đây cũng là eo biển có lượng tàu thuyền đi qua nhộn nhịp và lượng dầu vận tải hàng năm qua đây chiếm vị trí thứ 2 thế giới, sau eo biển Homuz (Cộng hòa Iran). Do đó, giới chuyên gia nhận định Biển Đông là tuyến đường thủy quốc tế quan trọng, có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến lợi ích của Đức.

Trong những năm gần đây, chính giới Đức đã đưa ra những tuyên bố cứng rẳn, ủng hộ việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông dựa theo luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS. Cụ thể:

Đại sứ Đức tại Philippines Thomas Ossowski (6/2014) vừa tuyên bố chính phủ Đức đang theo dõi sát sao tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông, giữa lúc Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) ở vùng biển Việt Nam; đồng thời khẳng định Đức rất quan tâm tới việc duy trì an ninh cho các tuyến đường biển và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Đại sứ Ossowski còn kêu gọi ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy đàm phán về COC.

Khi tiếp Tổng thống Philippines Aquino tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel (9/2014) cho biết Đức ủng hộ Philippines trong việc tìm ra giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp ở Biển Đông; khẳng định việc dàn xếp các tranh chấp quốc tế cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của UNCLOS” và “đó là cách rất hiệu quả để giải quyết những bất đồng”. Bà Merkel nhấn mạnh: “Chúng tôi chia sẻ những lo ngại về căng thẳng gia tăng tại một khu vực trên thế giới và chúng tôi tin vào các biện pháp tiếp cận tích cực và cụ thể. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tin vào việc giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế”.

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Đức Angela Merkel (29/10/2015) cho rằng tranh chấp ở Biển Đông là một “cuộc xung đột nghiêm trọng”,  kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh cãi với Mỹ về vấn đề lãnh hải ở Biển Đông và gợi ý rằng tranh chấp nên được đưa ra tòa án quốc tế. Theo bà Angela Merkel, điều quan trọng là tuyến đường thương mại trên biển vẫn rộng mở dù có tranh cãi.

Trong chuyến thăm Việt Nam, Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer (17/6/2015) cho biết, Đức khẳng định ủng hộ quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đồng thời không đồng tình những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Trong cuộc họp giữa Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước Đức và Australia (6/9/2016), lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung hối thúc các quốc gia liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giải quyết hòa bình vấn đề này trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Tuyên bố nêu rõ: “Các Bộ trưởng đã thừa nhận rằng hòa bình và ổn định ở Biển Đông là một vấn đề gây quan ngại toàn cầu. Họ đã hối thúc tất cả các bên kiềm chế, làm dịu căng thẳng và giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS”; đồng thời tái khẳng định với tất cả các nước tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế hiện hành trên cơ sở các nguyên tắc.”

Khi hội đàm với Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng Angela Merkel (7/2017) khẳng định Đức ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế. Theo bà Angela Merkel, với tư cách là nước đầu tàu trong EU, có kinh nghiệm xử lý các tranh chấp trên biển, Đức khẳng định ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS và DOC.

Mới đây, khi Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam, Anh, Đức và Pháp cũng đã đưa ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về diễn biến căng thẳng gần đây trên Biển Đông và chỉ trích Trung Quốc đe dọa các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí hợp pháp của Việt Nam. Tuyên bố chung của Anh, Đức và Pháp (29/8) bày tỏ lo ngại đặc biệt về tình hình căng thẳng gần đây tại Biển Đông. Tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi lo ngại về tình hình Biển Đông có thể dẫn đến bất ổn an ninh trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước trong khu vực đưa ra các bước đi và biện pháp giảm căng thẳng, đóng góp vào việc duy trì và thúc đẩy an ninh, hòa bình, ổn định trong khu vực. Trong đó có việc đảm bảo quyền của các nước ven biển đối với khu vực hải phận của họ, đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Là các quốc gia thành viên của UNCLOS, Pháp, Đức và Anh nhấn mạnh mối quan tâm đối với việc áp dụng phổ biến Công ước, vốn đặt ra trong khuôn khổ pháp lý toàn diện, trong đó mọi hoạt động ở các vùng biển, bao gồm cả ở Biển Đông, phải được thực hiện và điều này tạo cơ sở cho sự hợp tác giữa các quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải”.  Ngoài ra, Pháp, Anh và Đức cũng hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc trong việc đạt được COC, dựa trên các quy tắc, hợp tác hiệu quả, phù hợp với UNCLOS ở Biển Đông; khuyến khích các bước tiến để sớm hoàn tất Bộ Quy tắc này.

Từ những vấn đề trên cho thấy, giới chuyên gia, học giả và nhà nghiên cứu của Đức cũng như châu Ấu quan tâm, theo dõi diễn biến tình hình Biển Đông là do vùng biển này có liên quan trực tiếp đến lợi ích của nước họ. Việc giới nghiên cứu ủng hộ và kêu gọi các bên liên quan cần giải quyết tranh thông qua các biện pháp hòa bình, dựa trên luật quốc tế cho thấy đây là giải pháp tối ưu đối với các tranh chấp trên Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới