Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ lợi dụng chiêu bài “cứu hộ hàng hải” để tuyên truyền...

TQ lợi dụng chiêu bài “cứu hộ hàng hải” để tuyên truyền về “chủ quyền” trên Biển Đông

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh liên tục sử dụng các chiều bài “cứu hộ hàng hải” để tìm cách tuyền truyền, củng cố lập trường cho cái gọi là “chủ quyền cố hữu” ở Biển Đông. Hành động trên của Trung Quốc đang gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trong khu vực.

Đơn vị chủ quản

Cục Cứu hộ Nam Hải thuộc Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc được thành lập vào ngày 28/6/2003. Đây là một tổ chức cấp một trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải và là một trong những cơ quan cứu hộ chuyên nghiệp hàng hải quốc gia. Chịu trách nhiệm chính trong việc giải cứu các tàu trong và ngoài nước; hỗ trợ cứu trợ người và các trang thiết bị trên mặt nước, trang thiết bị bay của Trung Quốc và nước ngoài; là đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ cứu sinh trên biển và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, quân sự (chuẩn bị chiến tranh), cứu trợ thiên tai và các nhiệm vụ cứu hộ khác do Chính quyền Trung Quốc chỉ định. Cục Cứu hộ Nam Hải còn thực hiện các nghĩa vụ quốc tế như các công ước quốc tế có liên quan và các hiệp định vận chuyển song phương.

Cục Cứu hộ Nam Hải có trụ sở tại Quảng Châu và 7 chi nhánh ở Sán Đầu, Thâm Quyến, Quảng Châu, Trạm Giang (thuộc Trạm Cứu hộ Hàng hải Dương Giang), Bắc Hải, Hải Khẩu và Tam Á. Đơn vị trên có đội bay cứu hộ, đội cứu hộ trên biển, trung tâm hỗ trợ cứu hộ. Quân số lên đến 901 nhân viên và 33 tàu cứu hộ thuộc nhiều loại khác nhau, bao gồm tàu ​​kéo cứu hộ 14.000 kW, tàu cứu hộ 12.000 kW, tàu kéo cứu hộ 9.000 kW, tàu kéo cứu hộ 6000 6000 và tàu cứu hộ hai thân. Bên cạnh đó, còn có 19 tàu cứu hộ nhanh đồn trú tại 4 địa điểm gồm Cửa sông Châu Giang, eo biển Quỳnh Châu và Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép); 02 máy bay trực thăng cứu hộ EC225 và 03 máy bay S-76D đã được triển khai ở vùng biển Chu Hải; 02 trạm cứu hộ thường trực chỉ huy tại Tam Á.

Theo phía Trung Quốc, kể từ khi thành lập đến nay, đơn vị trên đã thực hiện nhiều nhiệm vụ cứu hộ trên biển, bảo vệ tài sản cho người dân, hỗ trợ bảo vệ môi trường, cứu hộ khẩn cấp và các thảm họa và tai nạn tự nhiên khác. Tính đến ngày 20/1/2018, Cục Cứu hộ Nam Hải đã thực hiện 4.136 nhiệm vụ, giải cứu được 1.136 tàu thuyền các loại (bao gồm 131 tàu nước ngoài, giải cứu thành công 17.322 người (1.635 người nước ngoài). Giá trị tài sản được giải cứu là khoảng 36,16 tỷ nhân dân tệ.

Nhiều lần đưa tàu cứu hộ ra “thường trực” ở Biển Đông

Trung Quốc (10/1) ngang nhiên điều tàu Nam Hải Cứu 115 trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải Trung Quốc tới neo đậu và hoạt động trái phép trong khu vực đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, tàu này xuất phát từ thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào ngày 10/1 và đến Đá Chữ Thập vào ngày 18/2. Từ đó đến nay, theo phần mềm theo dõi tàu bè thì tàu cứu hộ nầy đã tuần tra quanh Đá Chữ Thập. Trước đó, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc (30/7/2018) cũng đã đưa tàu Nam Hải cứu 115 ra thường trực phi pháp ở đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Trước đây, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc (2016) cũng có kế hoạch đưa một tàu cứu hộ tối tân, được trang bị máy bay không người lái và robot dưới nước tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc đã không triển khai tàu trên theo đúng kế hoạch ban đầu do vấp phải sự phản đối, chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh việc đưa tàu ra “thường trực” ở Biển Đông, Trung Quốc còn ngang nhiên việc xây dựng một trung tâm cứu hộ trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế đều cảnh báo các nước cần cảnh giác trước “trò mèo” của Trung Quốc ở Biển Đông. Cụ thể: (1) Trung Quốc có thể đã triển khai tàu và quảng bá hình ảnh tốt đẹp về nước mình quanh nỗ lực cứu nạn, sau khi khiến nhiều quốc gia láng giềng tức giận vì các hoạt động quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông của Trung Quốc. Ông Jonathan Spangler, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu Biển Đông ở Đài Bắc, Đài Loan, nhận định “toàn bộ chuyện rầm rộ thông báo một hoạt động mang tính nhân đạo như vậy nhằm để che đậy việc quân sự hóa rõ ràng và tẩy não bằng một vỏ bọc thân thiện”. (2) Ông Euan Graham, Giám đốc An ninh Quốc tế tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney cho rằng Trung Quốc có thể tìm cách để làm dịu sức nóng từ các hành động quân sự bằng cách công bố các hoạt động cứu nạn, nhưng hành động này của Trung Quốc không giúp các nước thay đổi nhận thức về những gì Trung Quốc đã làm ở Biển Đông. Việc Bắc Kinh đưa tàu cứu hộ ra Trường Sa chỉ là chiêu trò đánh bóng hình ảnh và những hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông là hiện hữu, khó có thể che giấu. (3) Bà Maria Ela Atienza, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Philippines Diliman, cho rằng các nhà lập pháp Philippines có thể coi tàu cứu hộ của Trung Quốc với một thái độ “ngờ vực”. (4) Chuyên gia an ninh biển Collin Koh thuộc Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam ((RSIS, Singapore) cho rằng, nếu Bắc Kinh can thiệp vào các tình huống trên biển dưới danh nghĩa cung cấp dịch vụ tìm kiếm và cứu hộ thì vấn đề trong vùng biển tranh chấp sẽ càng thêm khó lường. Cùng quan điểm trên, chuyên gia Jay Batongbacal thuộc Đại học Philippines cảnh báo hành động của Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Theo ông, nước này có thể lấy cớ tiến hành sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ (SAR) để điều người đến đóng trú và duy trì các cơ sở phi pháp tại Trường Sa. Ngoài ra, thông qua SAR, Trung Quốc có thể tiến hành giám sát liên tục và theo dõi tàu, máy bay nước ngoài qua lại. Ngoài ra, ông Batongbacal dự đoán Trung Quốc sẽ thông qua việc điều lực lượng đến Trường Sa cho hoạt động cứu hộ để lập luận nước này đang thực hiện chủ quyền và một số quyền khác ở khu vực. (5) Nhà nghiên cứu Richard A Bitzinger cũng thuộc RSIS cùng chung nhận định: Chắc chắn nếu tàu dân sự lẫn quân sự của Trung Quốc gặp vấn đề trên Biển Đông thì tàu “Nam Hải Cứu 115” sẽ đến hỗ trợ. Như vậy có nghĩa là tàu hải quân và bán quân sự nước này có thêm hậu thuẫn trong các hành động “thực thi chủ quyền” do nước này tự tuyên bố. Thậm chí, dù là tàu cứu hộ nhưng “Nam Hải Cứu 115” hoàn toàn có thể hoạt động như tàu tuần tra. “Đây là công cụ mới phục vụ ý đồ của Trung Quốc biến Trường Sa thành lãnh thổ của mình”, ông Bitzinger cảnh báo.  

Trong khi đó, giới chuyên gia Trung Quốc tiếp tục có các tuyên bố biện minh cho hành động của Chính phủ Trung Quốc. Ông Wang Zhenliang, Giám đốc cơ quan tìm kiếm và cứu hộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục nâng cao các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ tại quần đảo Trường Sa cũng như các khu vực lân cận để thực hiện nghĩa vụ và bổn phận cứu trợ hàng hải theo quy ước quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới