Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ ngang ngược bác cáo buộc của Mỹ về vụ tàu Type...

TQ ngang ngược bác cáo buộc của Mỹ về vụ tàu Type 052D sử dụng laser tấn công máy bay trinh sát P-8A

Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc một chiến hạm Trung Quốc chiếu “laser cấp độ quân sự” nhằm vào máy bay trinh sát P-8A Poseidon hoạt động trên Biển Đông; cho rằng máy bay của Mỹ đã thực hiện “trinh sát dài kỳ ở tầm thấp” và phớt lờ cảnh báo liên tiếp từ phía quân đội Trung Quốc.

Sau khi Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tố cáo, máy bay trinh sát hàng hải P-8A Poseidon của hải quân Mỹ đã bị tàu khu trục Type 052D mang số hiệu 161 của hải quân Trung Quốc chiếu “laser cấp độ quân sự” khi hoạt động cách phía Tây đảo Guam khoảng 380 dặm. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chính thức liên quan vụ việc trên.

Theo đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng tuyên bố của hải quân Mỹ đơn giản “là không đúng sự thật”; nhấn mạnh các lực lượng quân sự nước này đang tiến hành một cuộc diễn tập thường kỳ trong khu vực; nhấn mạnh máy bay Mỹ đã hành động “có ý thù địch” và hoạt động thiếu chuyên nghiệp gây nguy hiểm cho cả hai bên. Cũng theo Trung Quốc, máy bay P-8A đã thực hiện “trinh sát dài kỳ ở tầm thấp”, đồng thời phớt lờ cảnh báo liên tiếp từ phía quân đội Trung Quốc.

Việc Trung Quốc đưa ra các tuyên bố vu cáo, đổ lỗi cho các nước khác trong vấn đề Biển Đông và an ninh, tự do hàng hải trong khu vực không phải là hiếm gặp, nhất là trong bối cảnh Mỹ tích cực tiến hành các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, tăng cường phối hợp với các nước trong khu vực và đưa ra nhiều tuyên bố lên án, chỉ trích các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến Bắc Kinh gặp khó khăn khi triển khai thêm các hoạt động quân sự hóa phi pháp trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).

Xuất phát từ vấn đề này, giới tướng lĩnh Trung Quốc liên tục đưa ra các tuyên bố mang tính hiêu chiến, đe dọa Mỹ nhằm ngăn chặn Washington can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Phó Giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng La Viện (20/12/2018) nhận định, một trong “5 nền tảng” hạ gục sức mạnh của quân đội Mỹ chính là nhắm vào các tàu sân bay bởi “điều mà Mỹ sợ nhất là thương vong”. Theo ông La Viện, với năng lực ngày càng lớn của lực lượng tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm, quân đội Trung Quốc hoàn toàn có thể tiêu diệt nhóm hộ tống tàu sân bay Mỹ. Một khi đánh chìm một tàu sân bay Mỹ đã cướp đi sinh mạng của 5.000 quân nhân và nếu đánh chìm hai tàu sân bay, con số thương vong sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, để đối phó với Mỹ, Trung Quốc cũng “cần tăng cường sức mạnh tấn công vào điểm yếu của đối phương. Tấn công vào những nơi mà đối phương sợ bị tấn công. Bất cứ đâu đối phương bị yếu, phải tập trung giành được ưu thế”. Trong cùng tháng 12/2018, Viện trưởng Viện Nghiên cứu An toàn và Hợp tác biển Trung Quốc, Đại tá Đới Húc kêu gọi quân đội Trung Quốc sẵn sàng tấn công và đánh chìm tàu chiến Mỹ nếu tàu này xâm phạm “lãnh hải Trung Quốc” ở Biển Đông.

Chính giới, nhất là các quan chức ngoại giao và quân đội Trung Quốc cũng sẽ tùy từng hoạt động của Mỹ ở Biển Đông để lên án Washington, tìm cách đổ lỗi cho Mỹ là nước gây căng thẳng trong khu vực. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chắnc chắn sẽ cử tàu chiến, máy bay đe dọa, ngăn chặn và cản trở các hoạt động ở Mỹ ở Biển Đông. Thậm chí giới chức lãnh đạo Trung Quốc còn có thể ra lệnh cho quân đội có các hoạt động khiêu khích quân sự, cố tình tạo ra va chạm quân sự để gây sự với Mỹ khi áp sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc. Phát biểu tại Chương trình giới thiệu các nhà ngoại giao mới của khối Thịnh vượng chung hàng năm tổ chức ở London (Anh), Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh (20/9/2019) tuyên bố, Trung Quốc tôn trọng nguyên tắc tự do hàng hải, nhưng nguyên tắc này sẽ không thể tồn tại khi bị các nước phương Tây lợi dụng như cái cớ để thể hiện “sức mạnh quân sự” và “tạo ra rắc rối” trên Biển Đông; nhấn mạnh việc các nước đưa tàu chiến và máy bay tới Biển Đông là hành động “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc và đe dọa an ninh, hòa bình và ổn định của khu vực này”. Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Kiến Hoa (9/10/2019) đã bày tỏ lo ngại về cuộc tập trận hải quân mà Mỹ dự định tiến hành tại Biển Đông cùng thời điểm chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình; cam kết Bắc Kinh không có ý định sử dụng lực lượng quân sự để chống lại bất cứ nước nào ở Biển Đông.

Đáng chú ý, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (16/10/2019) bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc gần đây của Mỹ cho rằng nước này có những hành động “khiêu khích quân sự” trên Biển Đông, nhấn mạnh rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông và có quyền tiến hành các công trình xây cất vì mục đích hòa bình”; ngang nhiên cho rằng Trung Quốc đang thực hiện “quyền chủ quyền và tự vệ” để thực hiện các hoạt động vì mục đích hòa bình, bao gồm cả các phương tiện phòng thủ cần thiết, trên “lãnh thổ riêng của mình”, và điều này chẳng liên quan gì đến quân sự hóa; cáo buộc Mỹ trong những năm gần đây thường xuyên điều các máy bay và tàu chiến đến Biển Đông đang gây nên căng thẳng và tham gia vào nỗ lực quân sự hóa; hối thúc Mỹ ngưng “gây rối” và đòi Mỹ dừng các hành vi “gây nguy hiểm” cho chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, trở thành nước giúp kiến tạo hòa bình và ổn định ở Biển Đông thay vì làm “kẻ phá bĩnh”. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc (2/10/2019) tuyên bố Trung Quốc “có chủ quyền không thể bàn cãi đối với các đảo và vùng biển xung quanh các đảo trên Biển Đông” và rằng tình hình trong khu vực đang có những tiến triển tốt đẹp nhờ vào “nỗ lực” của Trung Quốc và các quốc gia láng giềng Đông Nam Á; cáo buộc Mỹ “liên tục điều tàu quân sự đi vào vùng biển gần các đảo trên Biển Đông mà không xin phép, đe doạ nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, phá hoại nghiêm trọng quan hệ quân sự Mỹ-Trung và gây phương hại nặng hề tới hoà bình và ổn định khu vực”; nhấn mạnh lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ “tiếp tục thực hiện tất cả các bước cần thiết nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mạnh mẽ thúc giục Mỹ chấm dứt các hành động “gây hấn”, đồng thời “ngay lập tức sửa chữa những sai lầm.”

Ngoài việc đe dọa Mỹ, Trung Quốc còn triển khai nhiều hoạt động khác để đối phó với Mỹ ở Biển Đông, nhất là trong lĩnh vực tuyên truyền. Giới truyền thông, báo chí Trung Quốc sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm bôi xấu hoạt động của Mỹ ở Biển Đông; tìm cách buộc tội Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao, quân sự và công luận để kiềm chế Trung Quốc; vu cáo Mỹ phô trương sức mạnh và tạo căng thẳng dưới vỏ bọc “hoạt động tự do hàng hải”, thêu dệt tin đồn và đánh lừa thế giới bằng sức mạnh thống trị của mình để xoay chuyển dư luận quốc tế, chọc ngoáy vào các bên liên quan trong vấn đề Biển Đông và tạo áp lực buộc các bên lựa chọn phe phái. Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc cũng có thể sẽ tìm cách buộc tội Mỹ đã lợi dụng vấn đề Biển Đông để điều khiển các nước trong khu vực chống đối lẫn nhau; đồng thời sẽ chỉ trích sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ ở Biển Đông đe dọa nguy cơ tạo ra các vụ đụng độ có thể dẫn đến chiến tranh.

RELATED ARTICLES

Tin mới