Friday, March 29, 2024
Trang chủBiển nóngBiển Đông-Trường Sa nóng bỏng trước thềm Chiến dịch “Chủ quyền 88”

Biển Đông-Trường Sa nóng bỏng trước thềm Chiến dịch “Chủ quyền 88”

Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất…

Trong các kỳ trước với tiêu đề: “Trường Sa 1988: Biển Đông căng thẳng vì dã tâm xâm lược” và “Trường Sa 1988: Trung Quốc tạo cớ xâm chiếm biển đảo” chúng ta đã nắm được dã tâm xâm chiếm Trường Sa được nuôi dưỡng từ lâu của nhà càm quyền Bắc Kinh, đồng thời  

Năm 1975, Việt Nam đóng giữ 5 đảo nổi ở quần đảo Trường Sa, bao gồm: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa. Khi đó, trong điều kiện khó khăn, chúng ta chủ trương phải giữ trước hết là các đảo nổi, đảo chìm lớn có vị trí chiến lược, có điều kiện mới tiếp tục ở các đảo, đá khác.

Năm 1978, Việt Nam giữ thêm 4 đảo: An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978), Trường Sa Đông (4/4/1978). Tổng cộng đến năm 1978 ta đóng giữ 9 đảo, đều là đảo nổi.

Năm 1986, Philippines đẩy mạnh việc vận chuyển xây dựng công trình trên các đảo mà họ đóng giữ trái phép là đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, Panata. Cũng trong năm đó, Malaysia cũng bí mật đưa lực lượng ra chiếm đóng bãi đá Kỳ Vân ở phía nam Trường Sa và đến tháng 1/1987, Malaysia chiếm đóng thêm bãi đá Kiêu Ngựa.

Trung Quốc leo thang căng thẳng trên Biển Đông

Về phía Trung Quốc, bắt đầu từ cuối tháng 12/1986, Trung Quốc cho máy bay và tàu thuyền có cả tàu chiến hoạt động trinh sát, thăm dò từ khu vực đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài.

Trước tình hình đó, chúng ta nhận định rằng, có khả năng Trung Quốc sẽ dùng lực lượng hải quân chiếm đóng thêm một số đảo khác..

Ngày 05/3/1987, Quân chủng Hải quân đã điều lực lượng công binh, tàu chiến đấu, tàu vận tải của Vùng IV và Lữ đoàn 125 ra đóng giữ bảo vệ đảo chìm Thuyền Chài, đó là đảo, đá thứ 10 mà chúng ta kiểm soát.

Ngày 15/4/1987, Trung Quốc cáo buộc quân đội Việt Nam chiếm đóng đá Ba Tiêu (đá Thanh Kỳ) thuộc quần đảo Trường Sa, nhằm “chiếm hữu thềm lục địa gần đó và mở đường cho việc khai thác dầu trong tương lai”. Bắc Kinh đòi chúng ta phải rút khỏi Ba Tiêu và 9 hòn đảo khác và tuyên bố “bảo lưu quyền thu hồi các đảo này vào một thời điểm thích hợp”.

Ngày 6/5/1987, Hải quân Trung Quốc thành lập một biên đội tàu tuần tra Trường Sa lên tới 10 chiếc, gồm tàu khu trục tên lửa, tàu hộ vệ tên lửa và tàu tiếp tế khởi hành từ Trạm Giang [nơi đặt Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải]. Đây là lần đầu tiên sau 38 năm kể từ khi nước Trung Quốc được thành lập, hải quân nước này đã tổ chức một biên đội tàu chiến lớn nhất tuần tra trái phép ở quần đảo Trường Sa.

Biên đội tàu chiến của Hạm đội Nam Hải đã tổ chức một cuộc diễn tập lớn ở phía nam Biển Đông từ ngày 15/5 đến ngày 6/6/1987, nhằm thao luyện các phương án tác chiến phục vụ cho âm mưu xâm chiếm Trường Sa và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Giữa tháng 10 đến tháng 11 năm 1987, Hạm đội Nam Hải lại tiếp tục đưa tàu nghiên cứu Hải Dương 4 và một số tàu chiến đi qua các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trường Sa, Song Tử Tây; có lúc các tàu này vào sát đảo của ta khoảng 1 hải lý.

Việt Nam kiên quyết chủ động bảo vệ chủ quyền các đảo ở Trường Sa

Ta nhận định hoạt động diễn tập quân sự bất thường và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa của Trung Quốc là nhằm mục đích thăm dò luồng lạch, và luyện tập phương án chuẩn bị cho hành động xâm lược các đảo, đá trên biển Đông.

Bien Dong-Truong Sa nong bong truoc them Chien dich “Chu quyen 88”

Trung Quốc đã điều nhiều tàu xuống Trường Sa diễn tập, thăm dò luồng lạch

Chúng ta dự kiến rằng, trong thời gian tới, rất có khả năng Trung Quốc sẽ dùng lực lượng hải quân chiếm đóng thêm một số đảo khác, do đó, Việt Nam sẽ phải nhanh chóng đưa lực lượng công binh ra các đảo để chốt giữ.

Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường cho Lữ đoàn 146, Vùng IV Hải quân, song yêu cầu các đơn vị đảo phải hết sức cảnh giác, tránh âm mưu khiêu khích của kẻ thù.

Ngày 25/10/1987, Đảng ủy và Bộ tư lệnh chủ trương tăng cường phòng thủ quần đảo Trường Sa, điều lực lượng chốt giữ thêm một số đảo xung quanh các đảo đã đóng giữ, để tạo nên sức mạnh của một cụm đảo. Vùng IV nhanh chóng tổ chức lực lượng ra đóng giữ các đảo Tiên Nữ, Đá Lớn, Đá Tây, Chữ Thập.

Mặc dù hết sức cố gắng, song lúc này thời tiết cuối năm sóng to gió lớn, phương tiện của ta nhỏ bé, chất lượng kỹ thuật không bảo đảm, hơn nữa, ta chưa chuẩn bị kịp các trang bị phương tiện để tổ chức cho bộ đội đóng giữ, ăn, ở sinh hoạt trên những bãi đá ngầm, nên kế hoạch này chưa thực hiện được.

Ngày 6/11/1987, trước các động thái tăng cường lực lượng của Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra “Mệnh lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa”, giao cho Quân chủng Hải quân “Đưa lực lượng ra đóng giữ các bãi đá cạn chưa có người, không cần chờ chỉ thị cấp trên”.

Chấp hành lệnh của trên, ngày 02/12/1987, Quân chủng ra lệnh khẩn trương đóng các phương tiện chuyển tải và các pông-tông là các căn cứ nổi, làm nhiệm vụ chốt giữ bảo vệ các đảo chìm (bãi đá cạn) trên quần đảo Trường Sa; đồng thời điều tàu HQ 604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội cùng vật liệu đến đóng giữ đảo Đá Tây, xây nhà cấp 3 và tổ chức canh gác bảo vệ đảo.

Bien Dong-Truong Sa nong bong truoc them Chien dich “Chu quyen 88”

Nhà cao chân của bộ đội Việt Nam chốt giữ đá Thuyền Chài, tháng 5/1988

Việt Nam quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông-Trường Sa

Đầu năm 1988, ở vùng biển phía Bắc, Trung Quốc triển khai thêm khu vực khai thác dầu khí, tăng cường tàu cá vào quấy nhiễu ở vịnh Bắc Bộ, sử dụng không quân và hải quân gây hấn, chủ động khiêu khích ở Hoàng Sa, gây ra tình hình căng thẳng ở khu vực này, để căng kéo lực lượng của ta trên khắp các vùng biển, nhằm rảnh tay chiếm đoạt các đảo ở Trường Sa.

Trước bối cảnh tình hình Trường Sa đột nhiên trở nên căng thẳng, ngày 09/01/1988, Đảng ủy Quân chủng Hải quân họp nhận định: Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tranh chấp chủ quyền hải đảo, chiếm một số bãi san hô nổi hoặc chìm khi nước lên, xen kẽ với các đảo của ta. Trong khi đó, các nước khác có thể nhân cơ hội này chiếm đóng một số đảo nằm giữa Kỳ Vân và Ri-gân.

Tham vọng của các nước này đang trở thành nguy cơ trực tiếp đe dọa Việt Nam và các nước trong khu vực, thậm chí có thể xảy ra xung đột quân sự trên biển.

Ngày 22/01/1988, Trung Quốc đưa 4 tàu hộ vệ tên lửa, khu trục tên lửa, tàu dầu, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đảo Chữ Thập.

Ngày 23/01/1988, tàu 613 thuộc Vùng 4 hải quân chở lực lượng và vật liệu ra đóng giữ đảo Tiên Nữ, đến đầu tháng 02/1988, chúng ta hoàn thành nhiệm vụ.

Ngày 27/01/1988, tàu HQ-611 và tàu HQ-712 chở theo 1 đại đội công binh và 2 khung đảo của Lữ đoàn 146 đến đóng giữ đảo Đá Lớn, Đá Lát, Chữ Thập, Châu Viên.

Ngày 29/01, tàu HQ-611 bị hỏng máy phải dừng lại sửa chữa, sau khi sửa chữa xong, ngày 30/01 tiếp tục tiến về phía đảo Chữ Thập.

Sáng ngày 31/01, khi tàu cách đảo 5 hải lý thì 4 tàu chiến của Trung Quốc, gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo ra ngăn cản, có lúc chỉ cách 300m, không cho tiếp cận đảo, tàu đành phải quay về Trường Sa Đông, không thực hiện được việc đóng giữ đảo Chữ Thập như kế hoạch đề ra.

Bien Dong-Truong Sa nong bong truoc them Chien dich “Chu quyen 88”

Chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam bảo vệ Trường Sa năm 1988

Sau đó, Trung Quốc đã tăng cường lực lượng củng cố đảo Chữ Thập thành căn cứ chủ chốt ở khu vực Trường Sa và tổ chức ba Cụm tác chiến lớn nhằm triển khai chiến dịch chiếm đoạt quần đảo Trường Sa. (Xem chi tiết ở bài “Trường Sa 1988: Trung Quốc tạo cớ xâm chiếm biển đảo”).

Đây là toàn cảnh khu vực Biển Đông-Trường Sa, trước khi Việt Nam hoạch định chiến dịch “Chủ quyền 88” (CQ-88) nhằm thể hiện chủ quyền ở các đảo lúc đó chưa có người kiểm soát, ngăn cản Trung Quốc mở rộng phạm vi chiếm đóng trái phép các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Trước diễn biến tình hình mới, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân xác định rõ, lúc này “Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân chủng Hải quân”, cần phải tập trung cao nhất các lực lượng vào đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa.

Toàn quân chủng bước vào chiến dịch “CQ-88″ (Chủ quyền – 1988) với ý chí mạnh mẽ, quyết tâm giữ vững các đảo đã thể hiện chủ quyền; dốc toàn lực đóng giữ các đảo, đá mới không người theo đúng kế hoạch; đồng thời đề xuất với Đảng, Chính phủ phát động phong trào “Cả nước hướng về Trường Sa”, “Ủng hộ, chi viện Trường Sa và vì Trường Sa”.

RELATED ARTICLES

Tin mới