Saturday, April 20, 2024
Trang chủĐàm luậnCuộc chiến ngôn từ

Cuộc chiến ngôn từ

Đang khi cả thế giới chao đảo trong “cơn bão” dịch Covid-19 thì Trung Quốc và Mỹ bỗng thẳng tay với báo chí. Chính phủ hai nước trả đũa nhau bằng cách cắt giảm số phóng viên thường trú, thậm chí là trục xuất phóng viên. Giới truyền thông bình luận đây là cuộc chiến ngôn từ.

Trung Quốc cho rằng Mỹ đã “làm trò bỉ ổi” trước, bằng cách rút số phóng viên của 5 hãng truyền thông lớn của Trung Quốc thường trú tại Mỹ từ 160 xuống còn 100. Trong khi đó phóng viên của các hãng tin, tờ báo lớn của các quốc gia khác vẫn được giữ nguyên. Vì sự xấu chơi đó mà Bắc Kinh quyết định cũng giảm đáng kể phóng viên của các tờ báo Mỹ đang có mặt tại Trung Quốc và tuyên bố sẽ trục xuất các công- dân-báo-chí Mỹ trong 10 ngày.

Nhưng đó liệu có phải giải pháp cao tay của một quốc gia vốn có nhiều mưu mẹo lớn. Hay chỉ càng làm cho báo chí Trung Quốc thiệt hại? Trên thực tế toàn bộ phóng viên nước ngoài thường trú tại các thành phố ở Trung Quốc được yêu cầu gia hạn thẻ nhà báo hàng năm. Việc gia hạn thẻ nhà báo diễn ra vào cuối năm.

Thế nhưng theo quyết định mới của Chính phủ Trung Quốc, hầu hết các phóng viên Mỹ của ba ấn phẩm lớn của Mỹ đều hết hạn visa. Tất nhiên họ và sẽ phải về nước. Khi trở về Mỹ họ sẽ tiếp tục làm nghề tại Mỹ, không sao cả. Nhưng còn Trung Quốc thì có lẽ sẽ mất nhiều hơn được.

Cái mất rõ nhất là, các biện pháp hà khắc được áp dụng đối với báo chí Mỹ vào lúc đang chống dịch bệnh là không nên. Nó khiến cho người dân Trung Quốc đại lục cũng như Hoa kiều ở khắp nơi trên thế giới thiếu đi nguồn thông tin báo chí kịp thời, khách quan, chất lượng cao của các hãng tin lớn về tình hình Trung Quốc.

Trong khi đại dịch toàn cầu đang diễn tiến vô cùng phức tạp, nguy hiểm, trận chiến truyền thông về nguồn gốc của virus corona, giải pháp ngăn chặn và điều trị, và cuộc chiến thương mại- công nghệ, Mỹ và Trung Quốc đang chưa có hồi kết, tại sao lại tìm cách ngăn chăn thông tin. Con virus tuy nhỏ nhưng không thể che chắn được vì bản thân nó là một sự thật-sự thật đáng sợ và đáng buồn. Đã là sự thật thì không ai có thể che chắn được.

Trước thái độ ăn miếng trả miếng của Mỹ, Wasinghton cho rằng, kẻ gây hấn đầu tiên phải là Bắc Kinh. Bởi vì trước đó Trung Quốc đã trục xuất hai nhà báo Mỹ làm việc cho tờ Wall Street Journal liên quan đến một bài bình luận về virus corona hồi tháng 2/2020. Bài báo này nói thẳng ra rằng, Trung Quốc che giấu sự thật, rằng số người thiệt mạng cao hơn rất nhiều so với con số công bố, rằng trong mọi trường hợp Trung Quốc luôn thực hiện “man” (nói dối). Ngay như cái chết của bác sĩ Lượng cũng là một băng video giả mạo.

Washington và Bắc Kinh đều lớn tiếng cáo buộc nhau về việc truyền bá thông tin sai lệch trong đại dịch Covid-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất chấp đề nghị mang tính chính trị hơn là y tế. Ông không ngần ngại khi gọi virus corona là “virus Trung Quốc”.

Một số trường hợp cụ thể có thể dẫn chứng thêm là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tố cáo Hoa Kỳ kỳ thị Trung Quốc khi xảy ra các trường hợp nhiễm virus Corona đầu tiên tại thành phố Vũ Hán. Ông này nghi ngờ, đây có thể là thuyết âm mưu cảu Quân đội Hoa Kỳ, chính họ đã đưa virus này đến Trung Quốc.

Những cáo buộc của cả hai bên đều chưa có căn cứ tin cậy. Dường như cả hai bên đều cố gắng tìm cách đổ lỗi cho sự xuát phát và bùng phát của dịch bệnh.

Đang khi lửa cháy. Những con chuột rồi sẽ chạy ra. Hoặc không chạy kịp thì sẽ thành than, cũng là một minh chứng. Cho nên việc bịt mồm báo chí cũng là một cách, nhưng rõ ràng đây chỉ là cách bịt lỗ rò. Bởi trong thời đại thế giới phẳng thì đâu chỉ có báo chí Trung Quốc và Mỹ có thể ngự trị thông tin toàn cầu. Xin nhớ: Chưa thấy chứng cứ, không phải là không có chứng cứ.

RELATED ARTICLES

Tin mới