Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ sử dụng tàu nghiên cứu khoa học để củng cố yêu...

TQ sử dụng tàu nghiên cứu khoa học để củng cố yêu sách “chủ quyền” phi pháp trên Biển Đông

Ngay sau khi tình hình dịch bệnh nCoV có dấu hiệu được kiểm soát, Trung Quốc liền triển khai các hoạt động “nghiên cứu khoa học” và “thăm dò”, “khảo sát” ở Biển Đông. Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho rằng đây là một trong những thủ đoạn của Bắc Kinh nhằm củng cố cái gọi là “chủ quyền lịch sử” ở Biển Đông.

Từ đầu tháng 3, Trung Quốc bắt đầu tái triển khai các kế hoạch thăm dò, khảo sát đại dương. Theo đó, từ 10-20/3, tàu lặn có người lái “Dũng sỹ biển sâu” sẽ tiến hành hoạt động thăm dò đầu tiên trong năm 2020 ở Biển Đông. Hiện tàu lặn trên đã tới cảng Tam Á, Hải Nam và đã được lắp đặt trên tàu “thăm dò số 01” của Trung Quốc. “Dũng sỹ biển sâu” là tàu lặn có người lái dưới biển sâu thứ hai của Trung Quốc sau tàu “Giao Long”. Tàu này có thể lặn ở độ sâu 4.500m, được trang bị hệ thống trí tuệ nhân tạo độc lập. Trong năm 2018, tàu trên đã tiến hành thử nghiệm và triển khai nhiêu kế hoạch thăm dò, khảo sát dưới biển. Tính đến cuối năm 2019, “Dũng sỹ biển sâu” đã đưa tổng cộng 675 người xuống đáy đại dương. Năm 2019, chúng tàu đã lặn 110 lần, với độ sâu trung bình 2.528,9m, thời gian hoạt động trung bình dưới nước là 9h, thời gian tác nghiệp trung bình là 6h23. Đội ngũ vận hành và bảo trì đã tàu là 161 người. 

Trước đó, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, từ 27/2 – 30/4/2020, tàu khảo sát Hải Dương Thạch Du 719 (Haiyang Shiyou 719) hoạt động khảo sát địa chấn 2D tại khu vực nối liền bởi 14 điểm có tọa độ 17-02.86N/109-12.44E, 17-51.51N/108-33.88E, 17-54.41N/109-01.37E, 17-54.62N/109-29.13E, 18-11.82N/110-04.65E, 18-39.34N/111-43.46E, 18-06.65N/111-04.93E, 18-47.45N/112-16.32E, 18-35.77N/113-17.49E, 17-47.35N/111-55.56E, 17-32.97N/112-04.13E, 17-19.08N/111-39.91E, 16-56.27N/111-53.09E và 16-52.78N/109-51.47E. Từ thông tin trên cho thấy, tàu khảo sát Hải Dương Thạch Du 719 tiến hành khảo sát trong khu vực rộng lớn ở phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, áng chừng rộng hơn 50.000 km2. Điểm gần bờ biển Việt Nam nhất là 17-02.86N/109-12.44E, cách Đà Nẵng khoảng 75 hải lý.

Bên cạnh việc đơn phương tiến hành thăm dò, khảo sát khoa học ở Biển Đông, Trung Quốc còn tích cức “vận động hành lang”, kêu gọi các nước hợp tác nghiên cứu khoa học trên biển. Chỉ tính từ cuối năm 2017 đến nay, Trung Quốc đã chủ động triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu, khảo sát khoa học biển với nhiều nước khu vực và có thể được coi là một thành công về chiến lược của Trung Quốc. Với Philippines, nước được coi là ngọn cờ đầu trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và cũng là nước đệ đơn kiện yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông lên Toà Trọng tài theo Phụ lục VII, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, từ ngày 24/1-25/2/2018, Trung Quốc đã công khai việc đưa tàu nghiên cứu khoa học tới khu vực Benham Rise để cùng với các nhà khoa học Philippines tiến hành các hoạt động nghiên cứu, khảo sát đại dương tại khu vực này theo thỏa thuận đạt được giữa Chính phủ hai nước (ngày 15/2/2018). Truyền thông Trung Quốc ca ngợi và hy vọng rằng Trung Quốc và Philippines sẽ tiếp tục tiến hành một số hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên chung ở Biển Đông. Với Myanmar, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (vietnamese.cri.cn) đưa tin cùng với các khoản hỗ trợ đầu tư về kinh tế, trong lĩnh vực khoa học, Trung Quốc (17/1/2018) đã lần đầu tiên cử tàu khảo sát “Hướng Dương Hồng 3” tới Vùng đặc quyền kinh tế của Myanmar tại Ấn Độ Dương để cùng với các nhà khoa học Myanmar tiến hành khảo sát và nghiên cứu khoa học biển với hành trình trải dài hơn 680 hải lý.

Trước hành động trên của Trung Quốc, ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển tại Đại học Philippines, cảnh báo Bắc Kinh có thể dùng nghiên cứu khoa học biển (MSR) để củng cố “các quyền quá đáng” của Trung Quốc và “cố đẩy mạnh quyền lực biển”. Ông Batongbacal còn cảnh báo Bắc Kinh có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu nước sâu trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của các nước khác ở Biển Đông; đồng thời khẳng định tình trạng Trung Quốc từng đơn phương tiến hành MSR trong vùng biển thuộc quyền tài phán của những nước ven Biển Đông khác sẽ không thay đổi.

Giới chuyên gia quốc tế cũng cho rằng việc Trung Quốc thúc đẩy hoạt động hợp tác nghiên cứu khảo sát, thăm dò tài nguyên với các nước không chỉ nhằm cạnh tranh, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở nhiều khu vực biển quốc tế trong đó có Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, hoạt động này còn nhằm tạo tiền đề thúc đẩy mở rộng hợp tác trên biển giữa Trung Quốc với các nước, qua đó hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai sáng kiến “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” và góp phần giúp Trung Quốc hiện thực hóa mục tiêu trở thành “Cường quốc biển” vào giữa thế kỷ 21. Rõ ràng là, thông qua việc triển khai các phương tiện tham gia, Trung Quốc không chỉ tìm kiếm được sự gắn kết về chính trị, kinh tế với các nước, mà còn khảo sát được địa hình, địa chất đáy biển phục vụ cho các hoạt động quân sự của nước này, nhất là để xây dựng phương án tác chiến của tàu ngầm và tàu sân bay, thu thập tin tức về bố trí lực lượng của các nước. Ngoài ra, hoạt động hợp tác khảo sát nghiên cứu khoa học biển với các nước còn giúp Trung Quốc xây dựng hình ảnh là “cường quốc biển có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai và cùng các nước xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh”.

RELATED ARTICLES

Tin mới