Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaÝ kiến chuyên gia: Muốn hoàn thành mục tiêu xây dựng xong...

Ý kiến chuyên gia: Muốn hoàn thành mục tiêu xây dựng xong COC trước năm 2021, TQ phải đưa UNCLOS vào quá trình đàm phán

Từ khi thông qua văn bản dự thảo (SDNT) về đàm phán xây dựng COC (6/2018), Trung Quốc và ASEAN vẫn tiếp tục quá trình đàm phán xây dựng bộ quy tắc này, trong đó Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố chính thức rằng sẽ cùng ASEAN hoàn thành COC trước năm 2021, tức là chỉ còn chưa đầy 2 năm. Giới chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến COC chưa có đột phá là do Trung Quốc chưa chấp nhận đưa UNCLOS vào quá trình này.

Việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông đều đươc đa số các nước nhất trí đó là phải thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Đây là nguyên tắc tiên quyết, quan trọng bắt buộc. Vì vậy, COC bắt buộc phải dựa trên các quy định của UNCLOS.

Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm của ASEAN và các nước, Trung Quốc lại đưa ra 3 điều kiện trong xây dựng COC là: (1) Không áp dụng UNCLOS trong nội dung đàm phán COC. (2) Các nước bên ngoài khu vực muốn tập trận chung với các nước trong khu vực thì phải có sự đồng ý trước. (3) Không hợp tác khai thác tài nguyên với nước ngoài khu vực trong vùng biển tranh chấp. Nếu như vậy thì không có gì khác là Trung Quốc muốn sử dụng COC để thực hiện ý đồ kiểm soát Biển Đông mà bản thân Trung Quốc lại là quốc gia tham gia ký kết UNCLOS. Gi ới phân tích và các nhà nghiên cứu luật cho rằng nhất thiết muốn có COC đồng thuận, hiệu lực, hiệu quả thì Bắc Kinh phải chấp nhận UNCLOS, do:

Thứ nhất, sự ra đời của UNCLOS nhằm xây dựng một văn kiện pháp lý quốc tế mới về biển và đại dương, phù hợp với lợi ích chung của các quốc gia. Và khi ban hành, nó được coi như là bản “Hiến pháp” về biển và đại dương. Bản “Hiến pháp” đồ sộ này gồm 17 phần, 320 điều và 9 phụ lục, quy định một cách toàn diện về quy chế pháp lý của các vùng biển, cũng như các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia dù có biển, không có biển hay gặp bất lợi về mặt địa lý trong việc sử dụng, khai thác và quản lý biển và đại dương. Văn kiện này không chỉ kế thừa các điều ước quốc tế về biển trước đó, mà còn pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán quốc tế cũng như xu hướng phát triển mới của việc sử dụng và khai thác biển và đại dương. Việc UNCLOS ra đời đánh dấu sự hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế toàn diện điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia trong sử dụng biển, quản lý các nguồn tài nguyên biển và bảo tồn các nguồn tài nguyên này cho thế hệ mai sau. Công ước đã đặt ra cơ sở để xác định các vùng biển và căn cứ cho các quốc gia xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và tiến hành các hoạt động trên biển. Việc Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên phải chấp thuận sự điều chỉnh cả gói và không cho phép bảo lưu bất kỳ điều khoản nào, ngoại trừ những tuyên bố cụ thể theo quy định của Công ước, là bảo đảm cho việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ Công ước.

Với vai trò là “Hiến pháp” của biển và đại dương, UNCLOS là khuôn khổ pháp lý nòng cốt, quan trọng cho việc xây dựng các văn kiện pháp lý khác về biển và đại dương. Theo đó, phải kể đến Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI của Công ước và Hiệp định năm 1995 về đàn cá lưỡng cư và di cư xa đều vận dụng Công ước. Các điều ước quốc tế khác về biển và đại dương đều ít nhiều căn cứ vào các quy định của UNCLOS để vận dụng do tính chất toàn diện, bao trùm của nó. Bên cạnh các chế định về quy chế pháp lý các vùng biển, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, UNCLOS cũng quy định cơ chế bắt buộc nhằm giải quyết tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia trong giải thích và áp dụng Công ước. Theo quy định tại Phần XV của Công ước, khi phát sinh tranh chấp, các quốc gia cần giải quyết một cách hòa bình, bằng các biện pháp do các bên lựa chọn như đối thoại, đàm phán, hòa giải…Nếu các biện pháp trên không đem lại hiệu quả, các bên có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS, cơ quan được thành lập bởi Công ước) hoặc Tòa trọng tài thường trực, Tòa trọng tài đặc biệt… Phán quyết của các cơ quan tài phán phải tuân theo quy định của UNCLOS, đặc biệt là hướng vào sự góp phần giải thích các quy định của Công ước, loại bỏ mọi sự mơ hồ có thể bị lợi dụng để biện minh cho các yêu sách và hành động sai trái. Điều này giúp duy trì trật tự trên biển và đại dương, bảo vệ mọi hoạt động sử dụng biển, đại dương một cách hợp pháp và hòa bình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phục vụ phát triển của mỗi quốc gia, khu vực và toàn thế giới.

Thứ hai, khi Trung Quốc không chấp nhận UNCLOS, nước này đã vi phạm nghĩa vụ thành viên. Trung Quốc luôn khẳng định và tiến hành các hoạt động “bảo vệ chủ quyền” của mình ở Biển Đông theo yêu sách “đường chín đoạn” do họ tuyên bố. Tuy nhiên, cả thế giới đều thấy rõ yêu sách này không thể được coi là yêu sách nghiêm túc của một quốc gia đối với một vùng biển rộng lớn vì nó hoàn toàn không có bằng chứng và cơ sở lịch sử, thực tiễn, đặc biệt là nó trái ngược hoàn toàn với quy định do UNCLOS đề ra. Sau khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế về Luật Biển (PCA), được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS ra phán quyết trong vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, bác bỏ hoàn toàn yêu sách phi lý về “đường chín đoạn” ở Biển Đông, Trung Quốc chẳng những không chấp nhận phán quyết này, mà còn tăng cường khống chế, kiểm soát Biển Đông dưới nhiều hình thức và bằng nhiều công cụ khác nhau. Trong đó, họ huy động cả mặt trận pháp lý, vốn bị xem là thế yếu của Trung Quốc, thông qua việc khẳng định chủ quyền đối với những vùng biển được đặt ra từ khái niệm “Tứ Sa” (Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa) do họ “phát kiến” ra, để từ đó tiến tới yêu sách đòi “chủ quyền” trên các vùng biển rộng lớn, bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông. Phân tích hành động trên của Trung Quốc, các chuyên gia pháp lý quốc tế cho rằng, Trung Quốc đã giải thích và cố tình áp dụng sai quy định của UNCLOS, bằng cách dùng quy định về hệ thống đường cơ sở của các quốc gia quần đảo để áp dụng cho các quần đảo xa bờ không phải là quốc gia quần đảo.

Nhìn chung, xuất phát từ ý đồ muốn kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc đã tìm mọi cách dàn xếp với các nước trong khu vực, ngăn chặn hoạt động của các nước ngoài khu vực để cuối cùng COC nếu có được thông qua thì chí ít cũng phải là văn kiện được dẫn dắt theo tính toán của họ. Vì vậy, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách để gạt bỏ các tiêu chuẩn, luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS ra ngoài để nhằm có một COC trong tương lai phù hợp với các điều kiện của Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới