Friday, April 19, 2024
Trang chủĐàm luậnCó hay không một “tổ chức y tế toàn cầu” do TQ...

Có hay không một “tổ chức y tế toàn cầu” do TQ dẫn dắt?

Vậy là đã hơn ba tháng trôi qua. Cuộc chiến chống Covid-19 đã bước vào thời điểm sống còn. Cả thế giới đang bị dồn vào một “cuộc kháng cự tập thể” trước kẻ thù vô cùng nguy hiểm – con virus nhỏ bé mà có sức san phẳng thế giới, còn nguy hiểm hơn cả bom nguyên tử.

Nếu dịch SARS, dịch Ebola trước đây chỉ gây nguy hiểm cục bộ, nó chỉ có khả năng tàn phá những quốc gia có hệ thống y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh yếu kém, thì đại dịch Covid-19 có khả năng phá vỡ mọi giới hạn về địa lý, thể chế chính trị, quy mô dân số hay nền kinh tế. Đến ngày 31/3, đại dịch đã lan tới 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và có lẽ không một quốc gia, vùng lãnh thổ nào, dù giàu hay nghèo, dám khẳng định “âm tính” với loại virus này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại gọi virus Corona này là virus Trung Quốc, vì nó xuất phát từ Vũ Hán. Từ thành phố chết chó này mà nó loang nhanh với tốc đốc độ chóng mặt. Qua một ngày số người nhiễm và số người chết lại tăng với số mũ rất cao.

Là nơi “đẻ” ra thứ vũ khí giết người hàng loạt quái ác này Trung Quốc phản ứng ra sao? Liệu đại dịch COVID-19 có thể làm thay đổi vị thế của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế?

Không còn nghi ngờ gì nữa, đại dịch Covid-19 đã dấy lên những mối quan ngại ở Mỹ và các quốc gia phương Tây khác đối với Bắc Kinh. Người ta thấy rất rõ sức ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh trong các thể chế quản trị toàn cầu then chốt.

Ngay từ khi dịch mới bùng phát Trung Quốc đã cố tình che giấu sự thật. Điều này được các nhà văn Trung Quốc viết rất rõ trên các mạng xã hội. Chính sự lấp liếm sự thật khiến thế giới đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu ở quy mô mà ông Tập Cận Bình tham vọng.

Còn nhớ những cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng trước đây như dịch SARS, dịch Ebola và bệnh bò điên đã buộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) phải có những giải pháp thức thời. Những giải pháp đó nhằm đối phó với các quốc gia đang tìm cách tạo thế cân bằng giữa những quan ngại về sức khỏe và những hậu quả kinh tế và chính trị.

Khi Trung Quốc bằng mọi cách thể hiện sức ảnh hưởng trong các thể chế quốc tế đã khiến cho những mối lo ngại đó tăng thêm và dẫn tới câu hỏi: Liệu WHO có thể đảm đương vai trò trọng tài trung lập trong thời kỳ khủng hoảng hay không?

Khi dịch bệnh mới bùng phát, các nhà quan sát đã chỉ trích WHO chậm trễ trong việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng. Điều này theo một số nhà ngoại giao là do sức ép từ phía Bắc Kinh. Hơn nữa, Đài Loan đã không được phép tham dự các cuộc họp và giao ban khẩn cấp của WHO về cuộc khủng hoảng này, dù đã có phản ứng nhanh chóng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.

Qua đại dịch này có thể khiến Bắc Kinh hướng tới việc phải xây dựng những thể chế quản trị toàn cầu song song của riêng mình. Theo thông tin từ trang tin Axios, các tổ chức tư vấn Trung Quốc đã nêu ý tưởng về một “tổ chức y tế toàn cầu do Trung Quốc dẫn dắt, có thể cạnh tranh với WHO”.

Qua đại dịch Covid-19, tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng này đã làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Đồng thời đặt ra những câu hỏi về vị thế của Trung Quốc trong một thế giới hội nhậpngày càng sâu rộng.

Theo ý kiến nhiều nhà bình luận quốc tế, Trung Quốc đang trở nên độc đoán và nặng về chủ nghĩa dân tộc. Những xu hướng này sẽ được thúc đẩy nhanh hơn do tác động của đại dịch và khiến nền kinh tế phát triển chậm lại. Tuy nhiên nếu so với Trung Quốc thì tác động lên vị thế toàn cầu của Mỹ có thể còn lớn hơn.

Các đồng minh của Mỹ có thể không chỉ trích chính quyền Trump một cách công khai, nhưng nhiều nước tỏ thái độ rõ ràng đối với Trung Quốc về một số vấn đề như: tính bảo mật của công nghệ Trung Quốc; về Iran và các vấn đề trong khu vực.

Lúc này Trung Quốc đang cố gắng sử dụng khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu trong đại dịch để thiết lập các thông số cho một mối quan hệ khác trong tương lai – một mối quan hệ mà Trung Quốc có thể nhanh chóng trở thành “sức mạnh quan trọng”.

Việc Trung Quốc liên kết chống dịch Covid-19 với các nước láng giềng gần như Nhật Bản và Hàn Quốc và cung cấp các thiết bị y tế quan trọng cho EU, có thể đang nằm trong xu thế này.

Xin hãy hình dung một kẻ đang tay đốt nhà hàng xóm lại lập tức hô hoán dân làng đến cứu và tranh thủ bán dụng cụ cứu hỏa!

RELATED ARTICLES

Tin mới