Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaĐưa máy bay vận tải quân sự Y-8 ra đá Chữ Thập:...

Đưa máy bay vận tải quân sự Y-8 ra đá Chữ Thập: Trò hèn của TQ giữa thời dịch bệnh

Theo ảnh chụp vệ tinh của công ty ImageSat International (ISI, Israel) cho thấy Trung Quốc mới đây đã điều máy bay vận tải quân sự Y-8 ra đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là một trong những hành động phi pháp đáng lên án của Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Ngay sau khi Việt Nam (26/3) đưa ra tuyên bố cứng rắn phản đối Trung Quốc xây dựng và đưa vào vận hành 02 trung tâm “nghiên cứu khoa học” trên đá Chữ Thập và đá Subi, Trung Quốc lại có hành động phi pháp khác trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo ảnh chụp vệ tinh của công ty ImageSat International (ISI, Israel) cho thấy máy bay vận tải quân sự Y-8 của Trung Quốc đã hạ cánh trái phép trên đá Chữ Thập của Việt Nam.ISI cho rằng chiếc Y-8 có thể chở hàng “tiếp tế” đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm và bồi đắp thành đảo nhân tạo phi pháp; đồng thời nhận định hoạt động của máy bay vận tải ở Biển Đông có thể cho thấy quân đội Trung Quốc hầu như không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc điều Y-8 ra đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam không đơn thuần là “tiếp tế” lương thực. Theo nhận định của giới chuyên gia, hành động phi pháp trên của Trung Quốc là nhằm phục vụ ý đồ chiến lước nham hiểm ở Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc triển khai phi pháp máy bay Y-8 ra đá Chữ Thập nhằm tăng cường năng lực tác chiến; răn đe chiến lược đối với các nước tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và một số nước có lợi ích trực tiếp trong khu vực (như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…); thăm dò, thử phản ứng của cộng đồng quốc tế trước khi tiến hành rầm rộ các hoạt động quân sự hóa; tuyên truyền, quảng bá năng lực quốc phòng và quyết tâm bảo vệ “chủ quyền” biển đảo cho người dân Trung Quốc, để từ đó khích lệ tinh thần dân tộc và lòng trung thành của người dân đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà trực tiếp là trung thành với Tập Cận Bình, cụ thể: Thứ nhất, việc triển khai vũ khí trên đảo Phú Lâm nhằm thăm dò, thử phản ứng của các nước liên quan và khích lệ tinh thần dân tộc của người dân trong nước. Thứ hai, lợi dụng việc cộng đồng quốc tế đang tập trung, đối phó với dịch bệnh Covid-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra không đủ “sức lực” quan tâm, theo dõi, giám sát các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông để tiến hành các hoạt động quân sự hóa trên các đảo nhân tạo để đánh lạc hướng dư luận, hạn chế tối đa sự chỉ trích, lên án của các nước. Thứ ba, tạo thế “sự đã rồi” khi đưa vũ khí ra quần đảo Hoàng Sa. Sau khi triển khai vũ khí, dù có gặp phải sự phản đối, chỉ trích của các nước, Trung Quốc sẽ lại viện những lý do hết sức nực cười như “đây là công việc nội bộ của Trung Quốc”, hay “việc đưa vũ khí ra Biển Đông nhằm đảm bảo an ninh hàng hải, không nhằm vào nước khác” để biện minh cho các hoạt động phi pháp của mình. Thứ tư, Trung Quốc cố tình đẩy nhanh tốc độ quân sự hóa ở Biển Đông để tạo thế chủ động và giành lợi thế khi đàm phán, mặc cả với Mỹ trong việc trao đổi, thỏa thuận ngầm về những lợi ích song phương; từng bước thực hiện mục tiêu lâu dài, đối trọng với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ. Thứ năm, giành quyền chủ động trong việc kiểm soát toàn bộ Biển Đông, nhất là kiểm soát giao thông hàng hải, hàng không cùng nguồn tài nguyên dầu khí và hải sản ở Biển Đông; từng bước áp đặt luật chơi của Trung Quốc đối với khu vực này. Trong tương lai không xa, sau khi kiểm soát toàn bộ Biển Đông và đã triển khai đủ các loại vũ khí, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông nó sẽ bao trọn quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thứ sáu, gián tiếp răn đe, cảnh cáo các nước trong khu vực, nhất là những nước tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông về sức mạnh quân sự của Trung Quốc và quyết tâm độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

Hành vi triển khai trái phép máy bay Y-8 ra đá Chứ Thập của Việt Nam là hoàn toàn trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), trái với các cam kết chính trị giữa Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN với Trung Quốc, đặc biệt là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002; xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; đe dọa hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, tự do hàng hải, hàng không và môi trường biển trong khu vực. Đồng thời, hành động trên của Trung Quốc cũng vi phạm Điều 37 khoản 1, Luật Biển Việt Nam 2012, quy định “các hành vi đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam là những hành vi bị nghiêm cấm”.

Ngoài ra, là một thành viên tham gia ký kết Hiến chương Liên hợp quốc và là Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc triển khai trái phép máy bay Y-8 ra đá Chứ Thập của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên hợp quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Không những vậy, Trung Quốc cũng đã phớt lờ Điều 123 UNCLOS về trách nhiệm của các quốc gia ven biển hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của họ; vi phạm Điều 129, Điều 193, Điều 196 UNCLOS về nghĩa vụ chung cho tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Vi phạm quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không. Cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, an ninh hàng hải và hàng không bị ảnh hưởng rất lớn, quyền tự do hàng hải và quyền đi qua không gây hại của các quốc gia khác cũng như quyền tự do hàng không bị thu hẹp và phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Ngoài ra, hành vi của Trung Quốc vi phạm các Thỏa thuận, tuyên bố chung giữa Trung Quốc với các nước. Theo đó, việc Trung Quốc triển khai trái phép máy bay Y-8 ra đá Chứ Thập của Việt Nam vi phạm DOC, cản trở tiến trình xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Được biết, Y-8 là loại máy bay vận tải tầm trung, được sản xuất dựa trên phiên bản máy bay vận tải quân sự An-12 của Nga. Y-8 có nhiều phiên bản cải tiến như máy bay tuần tra Y-8G, máy bay trinh sát Y-8X. Máy bay Y-8 dài 34m, sải cánh 38m, cao 11,1m; vận tốc bay tối đa 660km/h, có khả năng bay cao 10km, hoạt động trong phạm vi 5.600km. Y-8 có thể chở 96 lính thường hoặc 82 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa.

Trước những hành vi phi pháp gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam nhiều lần đưa ra các tuyên bố khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc dừng các hành động trái phép, tránh làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông; giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng các nước ASEAN thúc đẩy tiến trình xây dựng “Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới