Thursday, March 28, 2024
Trang chủBiển nóngTQ lợi dụng dịch COVID-19 để xuất khẩu chủ nghĩa độc tài...

TQ lợi dụng dịch COVID-19 để xuất khẩu chủ nghĩa độc tài ra thế giới

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang có những nỗ lực mới định hướng nhận thức quốc tế, khi tìm cách tiến thêm 1 bước nữa trong việc giành lấy quyền lực mềm từ một đại dịch do chính nó tạo ra.

Trong vòng hai tuần qua, Tổng thống Serbia đã ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình như một “người anh em” của ông, đồng thời hôn quốc kỳ Trung Quốc, trong khi các nhà lãnh đạo trên khắp châu Phi và châu Mỹ Latinh đã rộng rãi ca ngợi sự hào phóng của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc trong suốt một năm qua đã theo đuổi chưa thành một loạt các nỗ lực lèo lái luồng dư luận toàn cầu liên quan đến việc đàn áp các cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông và việc giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số theo đạo Hồi khác.

Trên là đoạn mở đầu bài bình luận có tựa đề “Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để xuất khẩu chủ nghĩa độc tài ra thế giới như thế nào?” của tác giả David O. Shullman trên tờ War On The Rocks, một diễn đàn của Mỹ chuyên phân tích & bình luận về chính sách quốc tế và vấn đề an ninh quốc gia. Tiến sĩ Shullman là Cố vấn cấp cao tại Viện Cộng hòa Quốc tế (International Republican Institute) và là thành viên cấp cao của Trung tâm Center for a New American Security. Dưới đây là nguyên văn bài bình luận của ông:

Việc Bắc Kinh lợi dụng đại dịch viêm phổi Vũ Hán để tô vẽ bản thân như một nhà lãnh đạo toàn cầu có trách nhiệm không chỉ là một thái độ tráo trở lên đến cực đại, mà còn là một dấu ấn rõ rệt về một giai đoạn mới trong việc Trung Quốc thao túng dư luận toàn cầu.

ĐCSTQ đang khởi động một chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch không chỉ để bảo vệ danh tiếng của mình, mà còn để chuyển dịch trách nhiệm cho thế giới tự do. Cầm quyền Trung Quốc dường như đã lên kế hoạch cho việc thao túng dư luận toàn cầu và động thái chu cấp thiết bị y tế cho các quốc gia bị dịch bệnh tàn phá mạnh nhất để thu lợi cho mình, bao gồm thông qua các thỏa thuận đầu tư có lợi với Liên minh châu Âu và với từng quốc gia một. Việc cung cấp máy thở, mặt nạ và bộ kiểm tra virus – mà rất nhiều trong số đó không hoạt động chính xác – có thể đi kèm với việc gây áp lực đối với các quốc gia chần chừ trong việc tiếp nhận các yêu cầu của Trung Quốc, hoặc tích hợp thiết bị Huawei trong cơ sở hạ tầng 5G của họ.

Tuy nhiên, sự thao túng của ĐCSTQ đối với cuộc khủng hoảng hiện tại chỉ là một biểu hiện của tác động rộng lớn hơn đối với mối quan hệ cơ bản giữa thông tin, các chính phủ và người dân ở các nước trên thế giới. Trung Quốc đang xuất khẩu biện pháp kiểm soát thông tin độc tài của nó ra nước ngoài, và xúi bẩy quan niệm cho rằng tất cả các dạng thức chính quyền đều có quyền thao túng hoặc thậm chí phong tỏa dư luận trong nước để duy hộ sự cai trị của chính quyền.

Nỗi ám ảnh với việc duy trì sự kiểm soát dư luận là nguyên nhân chính gây nên sự bùng phát đại dịch hiện tại. Việc chính phủ Trung Quốc bịt miệng những người dám gióng lên hồi chuông cảnh báo về COVID-19, và việc kìm hãm các nghiên cứu quan trọng, đã trì hoãn các biện pháp can thiệp kịp thời có thể giúp làm giảm đáng kể sự lây lan của dịch virus Vũ Hán. Bằng cách gieo rắc nỗi ám ảnh tương tự vào các nền dân chủ mỏng manh và các quốc gia chuyên chế trên khắp thế giới – và hồ hởi chia sẻ các công cụ để thực thi điều đó – ĐCSTQ đang nâng cao khả năng xuất hiện các cuộc khủng hoảng xuyên quốc gia trong tương lai.

Bắc Kinh đang sẵn sàng tận dụng các thách thức gia tăng mà các chính phủ trên thế giới sẽ phải đối mặt do virus Vũ Hán, để tuyên truyền các biện pháp độc tài cho các nhà lãnh đạo đang tìm cách xoa dịu hoặc kiểm soát tình trạng phẫn nộ của công chúng trước dịch bệnh tại đất nước của họ. Hoa Kỳ nên chống lại những nỗ lực này của Trung Quốc bằng cách tăng cường gấp đôi việc đề xuất các giải pháp mang tính dân chủ trước những thách thức này, nhấn mạnh sự thành công của các quốc gia dân chủ như Đài Loan và Hàn Quốc trong việc kiểm soát dịch bệnh, và chứng minh rằng dân chủ mới là bài thuốc tốt nhất để phục hồi nền kinh tế và xã hội trước đại dịch.

Thể chế độc tài cổ vũ khái niệm chuyên chế, bóp méo sự thật

Từ Campuchia ở châu Á, Serbia ở châu Âu cho đến Uganda ở châu Phi, Trung Quốc đang tiến hành đào tạo quy mô lớn về cách thức thao túng dư luận, kiểm duyệt và giám sát các nhà báo và các nhà hoạt động xã hội dân sự, và thực hiện các chính sách an ninh mạng mang phong cách ĐCSTQ. Cầm quyền Trung Quốc đang cổ vũ lượng lớn ngày càng gia tăng các chính phủ – bao gồm Cameroon và Cộng hòa Dân chủ Congo – trong việc kiểm soát tốt hơn người dân và thậm chí ngắt mạng internet để bảo vệ quyền lực. Các nhà lãnh đạo chuyên quyền đang dần nắm được công nghệ và bí quyết để giám sát và nhắm vào các mục tiêu cá nhân có ý định thách thức những ngôn luận chính thức, ví như điều ĐCSTQ đã làm với những nhà thổi còi virus Trung Cộng như bác sĩ Lý Văn Lượng và bác sĩ Ai Fen ở Vũ Hán. Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với thị trường tin tức và truyền thông ở nước ngoài cũng đang làm xói mòn nền quản trị dân chủ và tự do truyền thông.

Về bản chất, Trung Quốc đang xuất khẩu quan niệm cho rằng tin tức hợp pháp duy nhất – trong phạm vi chủ quyền của nó, trên các phương tiện truyền thông quốc tế và từ các tổ chức quốc tế – là những tin tức mà những người cầm quyền cho là thuận tiện đối với sự cai trị tiếp tục của họ. Như cách diễn giải của George Orwell, sẽ là bất lợi nếu nói và viết những sự thật không tương thích với những thông điệp của chính quyền.

Mô hình kiểm soát thông tin của Trung Quốc là rất lôi cuốn đối với các nhà phê bình dân chủ. Đối với họ cách xử lý virus Trung Cộng của Bắc Kinh, vốn đầy rẫy các vi phạm nhân quyền, có vẻ như là một bằng chứng khác củng cố cho chủ nghĩa độc tài. Việc Trung Quốc thắt chặt các phương tiện truyền thông, internet và xã hội dân sự là nguồn cảm hứng cho các nhà lãnh đạo chuyên quyền vốn luôn thường trực cảm giác bất an đối với tính hợp pháp trong sự cầm quyền của họ, và sợ hãi một sự tranh luận cởi mở trong công chúng. Cuộc đàn áp của ĐCSTQ đã phong tỏa hoặc bịt miệng các cơ quan truyền thông và các nhóm vận động chính trị, những tổ chức muốn chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự bùng phát dịch SARS năm 2003, mà vốn đã có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo về dịch viêm phổi Vũ Hán.

Thể chế độc tài đã và sẽ tiếp tục kìm nén những người thổi còi

Có những rủi ro trực diện đối với Trung Quốc trong việc kích hoạt việc kiểm soát thông tin trên một loạt các quốc gia, và sự thành công của nó tại bất kỳ quốc gia nào cũng có thể thai nghén cho cuộc khủng hoảng xuyên quốc gia kế tiếp. Trong nhiều trường hợp, sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với các nhà lãnh đạo độc tài đang làm trầm trọng thêm các vấn đề xoay quanh sự lưu chuyển của các loại thông tin không thực tiễn gắn liền với các thể chế phi dân chủ.

Các chính quyền độc tài ở cấp trung ương ít khi nhận được các thông tin quan trọng để dập tắt các cuộc khủng hoảng mới chớm nở về sức khỏe cũng như các vấn đề khác bởi vì, như tình huống đã xảy ra ở Vũ Hán trong những ngày đầu của dịch Covid-19, các quan chức cấp dưới lo ngại những hậu quả của việc lưu truyền tin tức tiêu cực. Một phòng thí nghiệm ở Thượng Hải là cơ sở đầu tiên công bố trình tự gen virus corona vào hồi đầu tháng 1 đã nhanh chóng được yêu cầu đóng cửa để điều chỉnh. Điều này đã cản trở nỗ lực nghiên cứu virus Vũ Hán của các nhà khoa học để từ đó kiểm soát ổ dịch tốt hơn. Không an tâm với tính hợp pháp trong sự cai trị của họ, các nhà lãnh đạo chuyên quyền cũng rất thuận tay trong việc bịt miệng giới truyền thông và ngăn cản họ đưa ra ánh sáng những thông tin quan trọng có thể giúp tránh được những vấn đề lớn phát sinh.

Các nhà lãnh đạo độc tài cũng ít khi chia sẻ thông tin quan trọng với các quốc gia khác, hay cho phép các chuyên gia nước ngoài đến hỗ trợ và quan sát, hoặc hợp tác quốc tế để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng mới nổi. Trung Quốc đã che giấu thông tin về sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng vào cuối tháng 12 và không thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO mãi cho đến gần ba tuần sau đó. Tổ chức y tế mang tính toàn cầu này đã đưa ra một nhận xét mang tính tâng bốc đối với “sự minh bạch” của Trung Quốc trong việc xử lý khủng hoảng, làm dấy lên nghi vấn về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với tổ chức này. Trong khi đó, nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới khiến các báo cáo của Đài Loan về sự lây nhiễm cộng đồng tại quốc đảo này không tiến nhập được vào hệ thống y tế toàn cầu; trưởng nhóm chuyên gia WHO tuần trước khi được hỏi thậm chí còn từ chối thảo luận về hiệu quả phản ứng của Đài Loan trước đại dịch. Ngoài ra, dữ liệu được chia sẻ bởi các chế độ độc tài như ĐCSTQ thường không đáng tin cậy. Các chính phủ này thường khá thành thạo trong việc sửa đổi số liệu GDP, chỉ số ô nhiễm và các số liệu thống kê khác, và khó có thể tin rằng số liệu nó đưa ra trong một cuộc khủng hoảng là xác thực.

Đại dịch virus Trung Cộng đã chứng minh cho thế giới thấy được sự bất thường trong vận hành của một thể chế độc tài ở một quốc gia có thể mang sự tàn phá đến khắp thế giới. Trong một thế giới ngày càng kết nối với nhau, khi những thách thức địa phương có thể nhanh chóng bùng nổ thành các cuộc khủng hoảng toàn cầu, Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ của nó không thể cho phép càng ngày càng có thêm nhiều chính phủ đặt việc duy trì quyền lực của họ lên trên cả sự an toàn của người dân.

Tính minh bạch và Đại dịch kế tiếp

Vào một thời điểm khi ĐCSTQ đang muốn thể hiện cho thế giới thấy phản ứng của nó trước dịch virus corona như một bằng chứng về sự vượt trội của nền chính trị độc tài toàn trị, Hoa Kỳ và các đối tác của mình nên tiếp tục đẩy lùi động thái thao túng dư luận của nhà cầm quyền Trung Quốc. Washington có thể nhấn mạnh trách nhiệm của ĐCSTQ trong đại dịch này – và các phương pháp hà khắc của nó trong việc kiểm soát dịch – mà không gây nên tình trạng phân biệt chủng tộc hoặc làm suy yếu sự hợp tác toàn cầu cần thiết giữa các bên trong việc chống lại virus Vũ Hán. Thật vậy, sự lãnh đạo trên trường quốc tế của Mỹ trong ứng phó với đại dịch sẽ nhấn mạnh vai trò trường kỳ của dân chủ trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu và tránh nhượng lại sân chơi này cho Trung Quốc. Một sự lãnh đạo như vậy, kết hợp với việc thể hiện năng lực của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ trong quá trình chống dịch một cách hiệu quả, là rất quan trọng để đáp trả động thái thúc đẩy tuyên truyền của ĐCSTQ. Sự cần thiết cho một sự hợp tác lớn hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để chiến đấu với đại dịch, bao gồm việc chia sẻ các dữ liệu và nghiên cứu khoa học, cũng không vì thế làm lu mờ đi tầm quan trọng của việc ngăn chặn các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc lợi dụng cuộc khủng hoảng này để thúc đẩy nền độc tài chuyên chế.

Tuy rằng việc chống lại ví dụ đặc biệt nghiêm trọng này trong tuyên truyền của ĐCSTQ về dịch viêm phổi Vũ Hán là quan trọng, Washington cũng cần phải biết nhìn xa trông rộng. Hoa Kỳ nên chuẩn bị cho một tương lai chắc chắn sẽ phải đối mặt với những nỗ lực ngày càng gia tăng của chính phủ Trung Quốc nhằm thống trị ngôn luận toàn cầu, và mở rộng quyền kiểm soát dư luận theo phong cách ĐCSTQ tại ngày càng nhiều các quốc gia.

Những nỗ lực của Mỹ nhằm giảm thiểu những rủi ro này và chống lại việc xuất khẩu mô hình kiểm soát dư luận của Trung Quốc sẽ đòi hỏi chơi một trò chơi dài – bao gồm việc hỗ trợ xã hội dân sự và truyền thông độc lập như những người bảo đảm sự minh bạch ở các quốc gia trên thế giới. Các tổ chức như Phóng viên không Biên giới và Ngôi Nhà Tự Do (Freedom House) hiện đang tiếp tục ghi nhận môi trường tự do thông tin toàn cầu bị thu hẹp, trong khi các đối tác của những tổ chức này hiện đang đào tạo các nhà báo và phổ biến nhận thức về sự nguy hiểm của việc các nhà lãnh đạo chính phủ, chính thức hoặc phi chính thức, đang kiểm soát và lũng đoạn dư luận. Washington nên tăng cường hỗ trợ cho các nhóm này trên tiền tuyến trong trận chiến của các nền dân chủ chống lại những người ủng hộ chủ nghĩa độc tài. Có lẽ quan trọng nhất, Hoa Kỳ và các đối tác của nó phải chứng minh được các nền dân chủ có thể phản ứng hiệu quả trước các cuộc khủng hoảng ở mức độ như thế này, và mô hình dân chủ là hoàn hảo nhất để đối phó và phục hồi từ các tác động dài hạn của nó.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang có những nỗ lực mới định hướng nhận thức quốc tế, khi tìm cách tiến thêm 1 bước nữa trong việc giành lấy quyền lực mềm từ một đại dịch do chính nó tạo ra.

 
RELATED ARTICLES

Tin mới