Thursday, March 28, 2024
Trang chủBiển nóngSinh viên TQ ‘mất tích’ sau khi chỉ trích chính quyền

Sinh viên TQ ‘mất tích’ sau khi chỉ trích chính quyền

Một sinh viên đại học ở Trung Quốc đã mất tích sau khi anh này công khai kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ bỏ quyền lực.

Trong một video đăng ngày 30/3 trên Twitter, một nền tảng bị chặn ở Trung Quốc, Zhang Wenbin, sinh viên đại học, lập trình viên máy tính ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho biết anh “đả đảo” ĐCSTQ. Để vào được Twitter, sinh viên này đã sử dụng VPN, một công cụ dùng để truy cập vào các trang web ở nước ngoài bị kiểm duyệt bởi tường lửa internet của chính quyền Trung Quốc.

“Chỉ sau khi vượt qua [tường lửa internet], tôi mới nhận ra bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc”, Zhang nói trong video ngày 30/3.

Trong video, Zhang nói rằng việc “nhìn thấy người dân Hồng Kông và Đài Loan can đảm chống lại ĐCSTQ’’ trong những tháng gần đây đã truyền cảm hứng cho anh cất tiếng nói, với hy vọng giúp người dân Trung Quốc nhìn thấy được “những màu sắc trần trụi thật sự” của chính quyền Trung Quốc.

Video đã được xem hơn 175.200 lần và nhận được hơn 2.200 lượt thích.

Nhiều ngày trước đó, Zhang cũng đã đăng thông điệp tương tự bằng văn bản trên WeChat Moments. Theo một ảnh chụp màn hình Zhang đăng, cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc đã chặn tài khoản WeChat của anh vĩnh viễn vì tội “truyền bá tin đồn độc hại”. Zhang nói rằng anh cũng không sử dụng được Weibo và Qzone, hai mạng xã hội khác ở Trung Quốc.

Sinh viên này viết trên Twitter vào ngày 30/3 rằng, cảnh sát đã triệu tập anh vì bài đăng trên Wechat, và anh có thể sẽ bị giam giữ trong năm ngày. Sau đó, không còn thấy những bài viết của Zhang và vào ngày 31/3, tài khoản của anh không thể truy cập được nữa.

Ông Yang Jianli, người sáng lập nhóm vận động quyền công dân cho Trung Quốc có trụ sở tại Washington, Mỹ nói rằng cậu sinh viên Zhang chỉ đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình, một quyền được hiến pháp Trung Quốc công nhận. Nhưng theo ông Yang, quyền này vẫn chỉ là trên giấy tờ.

“ĐCSTQ không chịu đựng thách thức từ bất kỳ ai”, ông Yang nói với The Epoch Times. “Bất kỳ lời nói mang tính thách thức nào dường như là một hành động nổi loạn trước mắt họ”.

Vụ mất tích của Zhang diễn ra trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc leo thang đàn áp những tiếng nói bất đồng, chỉ trích về sự bùng phát của virus Vũ Hán. Gần đây, nhà tài phiệt Trung Quốc Nhậm Chí Cường đã mất tích sau khi ông này chỉ trích phản ứng của chính quyền nước này đối với dịch bệnh và kêu gọi tự do ngôn luận. Đầu tháng này, một giáo viên tiểu học Trung Quốc cũng đã bị giam 10 ngày và mất giấy phép giảng dạy khi đặt câu hỏi nghi ngờ về số liệu các ca tử vong được chính quyền công bố.

Thức tỉnh

Trước khi bị mất tích, trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 30/3 với tờ The Epoch Times, Zhang đã kể về quá trình anh hiểu ra bản chất và lên tiếng chỉ trích công khai chính quyền Trung Quốc.

Khoảng 4 năm trước, Zhang bắt đầu đột phá tường lửa internet ở Trung Quốc để đọc thông tin bị chính quyền nước này kiểm duyệt. Từ đó, Zhang bắt đầu biết được sự tàn bạo của ĐCSTQ qua các cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công hay đàn áp người dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Anh đã đến thăm Hồng Kông và Tây Tạng để gặp gỡ người dân địa phương, và so sánh những gì anh tận mắt chứng kiến với cách chính quyền miêu tả họ.

“Tôi nhận ra rằng họ [chính quyền] đã liên tục dối trá”, anh nói. “Nó không chỉ là những gì tôi đã xem trên mạng, mà có rất nhiều sự thật tôi đã thấy tận mắt”.

Vào tháng 10/2019, Zhang đã quyết định hành động để bày tỏ sự ủng hộ đối với những người biểu tình yêu cầu dân chủ ở Hồng Kông. Zhang đã chia sẻ một chiến dịch do người biểu tình ở Hồng Kông khởi xướng trên WeChat, kêu gọi mọi người ủng hộ phong trào bằng cách đăng ảnh một tay che mắt phải. Tuy nhiên, ngay sau khi nghe tin cảnh sát triệu tập bạn học của mình vì đã đăng những lời ủng hộ Hồng Kông trên mạng xã hội, Zhang lập tức xóa tài khoản của mình.

“Lúc đó, tôi khá hèn nhát”, anh nói.

Gần đây, Zhang đã tìm kiếm một vài “từ khóa nhạy cảm” trên Weibo, như “chúng tôi không thể, chúng tôi không hiểu”, một hashtag nổi lên sau sự qua đời của bác sĩ Lý Văn Lượng, người bị chính quyền Trung Quốc yêu cầu im lặng sau khi lên tiếng cảnh báo về bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán. Không lâu sau đó, anh bắt đầu gặp khó khăn khi bình luận, chia sẻ hoặc nhắn tin trên nền tảng này. Cuối cùng anh đã phải xóa ứng dụng này đi.

Zhang có một vài người bạn tốt từ thời trung học, những người mà anh nói đã bị tẩy não do những lời tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc và không chấp nhận bất kỳ quan điểm khác nào. Theo Zhang, một số người này có thể sẽ trở thành giáo viên, họ rồi sẽ lại truyền bá tư duy méo mó như vậy cho thế hệ tiếp theo.

“Tẩy não có lẽ là điều mà ĐCSTQ đã thành công nhất”, Zhang nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới