Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ âm mưu để biến mình thành anh hùng như thế nào?

TQ âm mưu để biến mình thành anh hùng như thế nào?

Chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch bóp méo thông tin kéo dài hàng tháng để mô tả họ là quốc gia đánh bại virus, trong khi đã cố gắng che giấu nó trong nhiều tháng. 

 

Vào nửa đêm thứ Sáu ngày 27/3, Trung Quốc đã đóng cửa biên giới với phần còn lại của thế giới khi họ cố gắng ngăn chặn sự hồi sinh của virus corona. Động thái này là đỉnh điểm của một chiến dịch PR và tuyên truyền thông tin sai lệch kéo dài hàng tháng do chính phủ Trung Quốc tiến hành nhằm viết lại lịch sử của một đại dịch đã lan đến hầu hết mọi nơi trên hành tinh, giết chết hơn 54.000 người và lây nhiễm hơn 1 triệu người.

Trung Quốc ban đầu đã phớt lờ tình trạng dịch xuất hiện ở Vũ Hán vào đầu tháng 12, bịt miệng các bác sĩ đã cố gắng gióng lên hồi chuông báo động trước khi ban hành lệnh phong tỏa hà khắc gây ảnh hưởng tới cuộc sống của 50 triệu người. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang tìm cách tái mô tả chính mình không phải là quốc gia cho phép virus corona lây lan một cách không kiểm soát trong nhiều tuần mà là quốc gia đã đánh bại virus và hiện đang có mặt để cứu phần còn lại của thế giới.

Để làm điều này, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng một loạt các chiến thuật bẩn bao gồm tuyên truyền thông tin sai lệch, quyền lực mềm, thuyết âm mưu và thậm chí là xuất bản cả một cuốn sách kể về câu chuyện anh hùng về chiến thắng của Trung Quốc trước virus corona – tất cả đều được thiết kế để điều chỉnh lại câu chuyện xung quanh virus và vai trò của Bắc Kinh trong việc cho phép nó vượt khỏi tầm kiểm soát ngay từ đầu.

“Trong vài tuần qua, ĐCSTQ đã tăng cường các nỗ lực tuyên truyền của mình để định hình câu chuyện liên quan đến COVID-19, cả ở Trung Quốc và quốc tế,” ông Adam Ni, giám đốc của tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Úc, Trung tâm chính sách Trung Quốc, nói với Tin tức VICE. “Về cơ bản, ĐCSTQ muốn tận dụng tối đa tình huống khủng hoảng và xoay ngược lại câu chuyện theo hướng có lợi cho nó bằng cách làm chệch hướng dư luận, gieo rắc nghi ngờ về khả năng phạm tội của nó, thổi phồng chủ nghĩa dân tộc và làm nổi bật tính ưu việt của nhà nước Trung Quốc.”

 Sau đây là cách chính quyền Trung Quốc tiến hành:

Dập tắt mọi tiếng nói bất đồng: Sự bùng phát ở Vũ Hán lần đầu tiên được lưu ý bởi các bác sĩ làm việc ở tuyến đầu. Họ đã cố gắng tăng cảnh báo bằng cách chia sẻ tin nhắn với bạn bè trên WeChat, những tin nhắn được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội và truyền miệng. Nhưng cảnh sát đã bắt giữ các bác sĩ – một số người sau đó đã chết vì virus corona – và buộc họ phải im lặng.

Chặn thông tin: Một khi tỉnh Hồ Bắc đã bị khóa, chính phủ Trung Quốc không muốn có bất kỳ thông tin tiêu cực nào được đưa ra. Để làm điều này, nó sử dụng một loạt các chiến thuật. Một là làm cho các nhà báo công dân biến mất sau khi họ xuất bản các video từ bên trong Vũ Hán phơi bày quy mô khủng hoảng. ĐCSTQ cũng tăng cường kiểm duyệt các nền tảng truyền thông xã hội một cách đáng kể, có nghĩa là ngay cả tư liệu tham khảo nhỏ nhất về virus corona hoặc phản ứng của chính phủ cũng bị xóa.

Xoay quanh các phương tiện truyền thông nhà nước: Khi trên khắp thế giới, những câu chuyện về bệnh viện bị quá tải và số người tử vong  gia tăng, Bắc Kinh đã đưa hoạt động truyền thông khổng lồ của mình vào chế độ “chiến đấu” toàn diện, các hãng tin tiếng Trung và tiếng Anh đều có những câu chuyện tích cực về anh hùng chống dịch bùng phát. Chiến dịch này bao gồm các bài đăng trên mạng xã hội, tin bài được viết bởi các nhà báo quốc doanh trong nước, nhưng lặng lẽ xuất bản trên báo chí nước ngoài. Bắc Kinh cũng tận dụng mối quan hệ truyền thông sâu rộng trên khắp châu Phi để thúc đẩy chương trình truyền thông của nó.

Tuyên truyền tin giả: Đầu tháng này, Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã đăng một đoạn video lên Twitter cho thấy người Ý đang vỗ tay đồng thanh và hét lên “Cảm ơn Trung Quốc” vì “rất hài lòng” với viện trợ mà Bắc Kinh gửi tới. Đáng tiếc đây là video giả, tiếng vỗ tay trên thực tế là “hoan hô” công việc của những anh hùng y tế người Ý.

Thúc đẩy các thuyết âm mưu: Đầu tháng này, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã tuyên bố trên Twitter rằng virus corona mới được sản xuất trong phòng thí nghiệm của quân đội Hoa Kỳ và được Quân đội Hoa Kỳ đưa tới Vũ Hán, thông qua 300 nhân viên đến phục vụ Thế vận hội Quân sự vào tháng mười. Tuyên bố vô căn cứ sau đó đã được truyền thông chính thức của Trung Quốc bơm thêm lên.

 Xuất bản một cuốn sách: Trung Quốc đã sản xuất sách về đại dịch virus corona, “Một trận chiến chống lại dịch bệnh: Trung Quốc đánh bại COVID-19 vào năm 2020”, là một tổng hợp từ các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc kể về sự lãnh đạo anh hùng của Chủ tịch Tập Cận Bình và vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản trong việc chống lại sự bùng phát virus. Cuốn sách đang được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Ả Rập, và có thể còn được dịch ra nhiều tiếng khác.

Triển khai một đội quân trên Twitter: Một cuộc điều tra của ProPublica đã tìm thấy một đội quân Twitter do chính phủ Trung Quốc chỉ đạo, bao gồm các tài khoản giả mạo và bị đánh cắp – mà trong quá khứ đã được sử dụng để gieo rắc thông tin về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông – nay đã trở thành “người cổ vũ cho chính phủ”, kêu gọi để các công dân đoàn kết ủng hộ những nỗ lực chống lại dịch bệnh và thúc giục họ xua tan “những tin đồn trực tuyến.”

Gài bẫy bằng nhiều giả thuyết về âm mưu: Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuần trước cho rằng virus có thể có nguồn gốc từ Ý, sau khi Giuseppe Remuzzi, giám đốc Viện nghiên cứu dược phẩm Mario Negri ở Milan, nói với NPR rằng các bác sĩ ở đó đã nhận thấy bệnh viêm phổi rất kỳ lạ sớm nhất là vào tháng 11 năm ngoái. Remuzzi làm rõ rằng tất cả những gì ông ta muốn nói là có khả năng virus đã lan sang châu Âu sớm hơn chúng ta nghĩ, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc đã không đề cập hết những bình luận đó.

Bắt đầu quyên góp công cụ: Một trong những khía cạnh quan trọng của những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi cách thế giới nhìn nhận vai trò của nó đối với sự bùng phát của virus corona là gửi quyên góp bộ dụng cụ xét nghiệm, khẩu trang và các vật dụng thiết yếu khác trên khắp thế giới. Dẫn đầu nỗ lực này là Jack Ma, người sáng lập của Alibaba, đã gửi đồ tiếp tế đến Iran, Châu Âu, Châu Phi và thậm chí là Hoa Kỳ.

Không bỏ qua bất cứ thuyết âm mưu nào: Trung Quốc mới nhất đã tuyên bố rằng một vận động viên xe đạp ở Hoa Kỳ, thành viên của đội Military Games, là bệnh nhân số không. Không biết họ lấy đâu ra một kết luận như vậy? Có lẽ là từ một một người chủ thuyết âm mưu nào đó của Hoa Kỳ đang cố gắng tận dụng đại dịch để tăng tương tác cho trang mạng xã hội của mình.

 Nhưng liệu nó có tác dụng hay không?

Tôi có thể nói nó đã khá thành công ở Trung Quốc. “Do kiểm duyệt và thiếu nguồn tin độc lập, nhiều người Trung Quốc đã tin giả thuyết rằng virus này được Hoa Kỳ mang đến Trung Quốc”, ông Yaqiu Wang, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với VICE News. “Nó đã giúp chuyển sự tức giận của công chúng đối với chính phủ Trung Quốc vì cái tội che giấu thông tin khiến dịch bệnh bùng phát, thành tội của chính phủ Hoa Kỳ – một kẻ thù bên ngoài”.

Vào thời điểm các trung tâm y tế tiền tuyến trên toàn thế giới đang khốn khó vì thiếu thiết bị bảo hộ, các khoản đóng góp của Trung Quốc đã đi một chặng đường dài để củng cố hình ảnh của Bắc Kinh ở nước ngoài. “Quyền lực mềm mà Trung Quốc đạt được ở châu Phi, và ở cả châu Âu cũng vậy, đã tăng lên trong vài tuần qua, thông qua sự trợ giúp của chính phủ và sự quyên góp khẩu trang và các vật tư y tế khác của Jack Ma”, ông Eric Olander quản lý biên tập của Dự án Trung Quốc phi đảng phái, nói với VICE News.

Nhưng không phải tất cả các nguồn cung cấp y tế từ Trung Quốc được hoan nghênh. Ngày càng có nhiều quốc gia từ chối bộ test xét nghiệm và các nguồn cung cấp khác từ Trung Quốc vì có lỗi.

Trong khi các lý thuyết âm mưu có thể có tác dụng tốt với người  dân trong nước, ở bên ngoài Trung Quốc, nơi mọi người thường có quyền truy cập vào nhiều thông tin hơn về những gì đang diễn ra, thì lý thuyết lố bịch của Bắc Kinh hoàn toàn rỗng tuếch, trên thực tế nó có thể sẽ khiến uy tín của Trung Quốc tổn hại nhiều hơn nữa. “Tôi nghĩ rằng chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc là hoàn toàn phản tác dụng, vì nhiều người trên thế giới sẽ thấy chính phủ Trung Quốc nhỏ mọn và vô trách nhiệm khi truyền bá những lý thuyết âm mưu như thế”, ông Wang nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới