Wednesday, October 9, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ sẽ ăn phải “trái đắng” nếu sử dụng vũ lực tấn...

TQ sẽ ăn phải “trái đắng” nếu sử dụng vũ lực tấn công Đài Loan

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới, có nhiều thông tin đồn đoán cho rằng Trung Quốc sẽ chọn thời điểm này để ra tay thống nhất với Đài Loan.

Đồn đoán về vụ tấn công trong tương lai

Quan chức Chang Guan-chung (30/3), nhân vật số 2 trong Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết Đài Bắc đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng hành động nếu Trung Quốc lợi dụng dịch COVID-19 để tấn công hòn đảo này. Theo ông Chang Guan-chung, ở đỉnh điểm của sự bùng phát đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, nếu Trung Quốc có ý định tiến hành bất kỳ cuộc phiêu lưu quân sự nào dẫn tới xung đột khu vực, họ sẽ bị thế giới lên án.  Nhưng cho dù bất kể điều gì có xảy ra, Đài Loan luôn sẵn sàng và đã chuẩn bị kỹ cho điều này; bên cạnh đó, quân đội Đài Loan luôn theo dõi nhất cử nhất động của Trung Quốc thông qua các hệ thống trinh sát của vùng lãnh thổ này và các thông tin tình báo được nước khác chia sẻ.

Kế đến trong tháng 3 này, Đài Loan đã phải báo động khẩn và cho chiến đấu cơ xuất kích ngay trong đêm để ngăn chặn máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không. Theo báo South China Morning Post, Bắc Kinh đang muốn thị uy rằng họ có thể tác chiến cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Trước các động thái của Trung Quốc, Mỹ đã điều các máy bay ném bom B-52 bay qua eo biển nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc. Quân đội Mỹ cũng tổ chức bắn tên lửa phòng không ở biển Philippines – một động thái mà các nhà phân tích quân sự cho rằng đang gởi thông điệp trực tiếp tới Trung Quốc. Wang Ting-yu, một nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ tiến bộ đang cầm quyền ở Đài Loan, nhấn mạnh các hoạt động của quân đội Trung Quốc rõ ràng đang đe dọa Đài Bắc, làm xói mòn hòa bình và ổn định khu vực.

Trung Quốc sẽ phải trả giá

Đài Loan luôn coi mình là một quốc gia có chủ quyền với đồng tiền, hệ thống chính trị, tư pháp riêng, song chưa bao giờ tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc đại lục. Trước sự đe dọa của Trung Quốc, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn kiên quyết tuyên bố, Đài Loan chưa bao giờ chấp nhận “Nhận thức chung năm 1992”, thực chất cái gọi là “Nhận thức chung năm 1992” chính là “một nước Trung Quốc”, “một quốc gia hai chế độ”.

Trước sự đe dọa của Trung Quốc, Đài Loan đã có một số biện pháp đề phòng như tiến hành tập trận bắn tên lửa chống hạm siêu âm mới Hùng Phong 3 được phóng từ tàu hộ vệ tàng hình Đà Giang. Hùng Phong 3 vốn sử dụng cả động cơ nhiên liệu rắn và lỏng, được biết tới với khả năng hoạt động linh hoạt, có thể tấn công các mục tiêu trong khoảng cách từ 30-400 km. Nó sở hữu tốc độ tối đa 3.700 km/giờ cùng khả năng cơ động bất thường để vượt qua lá chắn phòng không đối phương. Tên lửa được lắp đầu đạn nổ mảnh nặng 225 kg, cùng ngòi nổ thông minh để hướng luồng nổ xuống phía dưới sau khi xuyên qua vỏ tàu. Tính năng này giúp gây thiệt hại tối đa đối với mục tiêu bị bắn trúng. Loại tên lửa thuộc hàng vũ khí diệt hạm mạnh nhất của Đài Loan này là biến thể mới nhất của dòng tên lửa được Đài Loan phát triển từ những năm 1970. Bên cạnh đó, trong năm 2019, quân đội Đài Loan công bố thực hiện các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn “theo kiểu mới” nhằm chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc để sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát Đài Bắc.

Giới chuyên gia nhận định, khi phát động chiến dịch đổ bộ nhằm tấn công Đài Loan, quân đội Trung Quốc sẽ phải đối mặt với thách thức đầu tiên là các hệ thống phòng thủ bờ biển của hòn đảo. Các tàu đổ bộ vốn di chuyển chậm chạp của Trung Quốc khi vượt qua eo biển rộng 160 km sẽ trở thành mục tiêu cho các loại tên lửa đất đối hải của Đài Loan. “Trung Quốc chỉ có khả năng vận chuyển khoảng vài chục nghìn quân cho mỗi lần đổ bộ. Phần lớn số binh sĩ này sẽ không qua được eo biển và số còn lại sẽ phải đối mặt với lực lượng áp đảo gồm 180.000 lính chính quy và 1,5 triệu quân dự bị của Đài Loan”, hà bình luận quân sự Denny Roy nhận định.

Để giảm thiểu rủi ro, quân đội Trung Quốc có thể không ngay lập tức đổ bộ trực tiếp vào Đài Loan, mà sẽ đột kích chiếm các đảo nhỏ xung quanh, tiến hành phong tỏa hải cảng, sân bay, tấn công hệ thống thông tin liên lạc trước khi trút tên lửa xuống hòn đảo. Tuy nhiên, một chiến dịch quân sự kéo dài sẽ gia tăng khả năng Mỹ có biện pháp can thiệp để bảo vệ Đài Loan. Nếu Washington quyết định can thiệp, máy bay chiến đấu Mỹ từ các căn cứ trong khu vực chỉ mất vài giờ để vận chuyển lực lượng tiếp viện, khí tài đến Đài Loan.  Trung Quốc có thể phóng tên lửa phá hủy các đường băng ở Đài Loan để ngăn cản tạm thời các chiến đấu cơ Mỹ hạ cánh xuống hòn đảo, nhưng điều này sẽ làm giảm số lượng tên lửa tấn công Đài Loan. Việc máy bay Mỹ bị tấn công cũng tăng nguy cơ khiến các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản tham chiến. 

Cùng quan điểm trên, Michael Beckley, Phó Giáo sư nghiên cứu chính trị tại Đại học Tufts của Mỹ, cho rằng Đài Loan có thể đẩy lùi hoàn toàn các cuộc tấn công của Trung Quốc, ngay cả khi Mỹ chỉ hỗ trợ tối thiểu. Theo đó, với sự hậu thuẫn của Mỹ, Đài Loan đang không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự. Trong khi đó, Trung Quốc chưa thể áp đảo chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của Đài Loan. Đài Loan có thể áp dụng các biện pháp để phong tỏa vùng trời, vùng biển trước các lực lượng đổ bộ của Trung Quốc. Lực lượng tấn công của Trung Quốc sẽ rất dễ cầm chân bởi các loại vũ khí dẫn đường chính xác của Đài Loan. Các tên lửa chống hạm và phòng không uy lực mà Đài Loan tự nghiên cứu, sản xuất sẽ khiến toan tính đổ bộ của Trung Quốc trở nên thất bại. Các tàu đổ bộ bị đánh chìm trước khi chúng tới được bờ.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc có thể sử dụng chiến thuật bất ngờ, tấn công chớp nhoáng để vô hiệu hóa năng lực phòng thủ của Đài Loan. Tuy nhiên, Đài Loan có thể phân tán các máy bay quân sự, trong khi đưa các bệ phóng tên lửa vào sâu trong đảo. 

Một vấn đề nữa là việc quân đội Trung Quốc chưa từng tham chiến trong 3 thập kỷ qua, nên tổ chức một chiến dịch tấn công, đổ bộ quy mô lớn lên đảo Đài Loan là rất khó khăn. Chỉ 10% bờ biển Đài Loan thích hợp cho hoạt động đổ bộ. Đài Loan hoàn toàn có thể áp đảo lực lượng đổ bộ Trung Quốc nếu tập trung phòng thủ ở các khu vực trọng yếu. Trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan, Mỹ cũng chưa vội phải huy động tàu sân bay hay tàu ngầm đến eo biển Đài Loan, mà chỉ cần âm thầm cung cấp thông tin tình báo, hoạt động điều quân của Trung Quốc là đủ để hòn đảo có thể phòng bị. Nếu tình hình trở nên nguy cấp, các oanh tạc cơ B-2, tiêm kích, F-35 hay tàu ngầm hạt nhân Mỹ hoàn toàn đủ sức phong tỏa chiến dịch đổ bộ chiếm đảo của Trung Quốc.

Từ đó cho thấy, không thể loại trử khả năng Trung Quốc bất chấp hậu quả để tấn công và thống nhất bằng vu lực với Đài Loan. Tuy nhiên, xét từ nhiều yếu tố như luật pháp quốc tế, quan hệ đối ngoại, an ninh thương mại… cho thấy hiện chưa phải là thời điểm thuận lợi để Trung Quốc tấn công Đài Loan. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Mỹ, Đài Loan sẽ không dễ dàng để Trung Quốc bắt nạt, đe dọa.

RELATED ARTICLES

Tin mới