Thursday, April 18, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNgười TQ quá lãng phí thực phẩm

Người TQ quá lãng phí thực phẩm

Viện trưởng Trung Quốc cho rằng, người dân nước này đang lãng phí nghiêm trọng sức mạnh quốc gia.

Chính phủ Trung Quốc kêu gọi người dân tránh lãng phí thực phẩm.

Mới đây, trước tình trạng lãng phí thực phẩm gây nhức nhối tại Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khởi xướng chiến dịch “ăn sạch bát đĩa”, kêu gọi người dân ăn uống tiết kiệm vừa đủ.

Bình luận về chủ trương này, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trùng Dương, Đại học Nhân dân Trung Quốc Vương Văn cho rằng, việc hạn chế xa hoa lãng phí không chỉ là vấn đề duy trì trật tự xã hội, thói quen văn minh mà đây còn là mỹ đức của người Trung Quốc và điều này cần được tuyên truyền, lan tỏa rộng hơn.

Có thể đóng 20 tàu sân bay cỡ lớn

Tôi đang đi công tác ở Phúc Kiến, bên ngoài cửa sổ là dòng Mân Giang vô cùng xinh đẹp. Hôm qua, tôi đã trải qua một chuyện vô cùng xúc động. Làm việc ở Bồ Điền, một bí thư địa phương đã mời tôi và các đồng nghiệp ăn tối. Ăn món gì à? Một tô mì truyền thống địa phương và thêm một món rau.

Nói thẳng ra thì tôi rất sốc về bữa ăn tối và cũng rất sốc trước sự giản dị và tiết kiệm của lãnh đạo lãnh đạo thường vụ địa phương“, ông Vương Văn chia sẻ với Sina (Trung Quốc).

Viện trưởng Trung Quốc cho biết, theo thống kê năm 2019, thu nhập hàng năm của ngành dịch vụ ẩm thức nước này vào khoảng 5 nghìn tỷ NDT.

Tuy nhiên, theo ông người Trung Quốc rất lãng phí thức ăn: “Một số người thậm chí còn thống kê được rằng, có đến 15% đến 35% thức ăn để thừa trên bàn ăn. Vì vậy, nếu tính là 20% lãng phí thì 20% của 5 nghìn tỷ NDT sẽ là 1 nghìn tỷ NDT… Tàu sân bay Liêu Ninh [của Trung Quốc] có chi phí khoảng 20 đến 30 tỷ, và một tàu sân bay cỡ lớn hơn có thể cần đầu tư 50 tỷ. So với số thực phẩm [người Trung Quốc] lãng phí trên bàn ăn hàng năm, Bắc Kinh có thể đóng được 20 tàu sân bay cỡ lớn“.

Ông này đưa ví dụ so sánh thêm về chi phí sản xuất con chíp. “Tôi đã thống kê, tất cả các công ty và tất cả các cơ quan nghiên cứu trên thế giới, họ đã đầu tư gần 500 tỷ NDT cho việc nghiên cứu và phát triển chip hàng năm. Vậy cũng có thể nói, số tiền người Trung Quốc lãng phí trên bàn ăn mỗi năm tương đương với chi phí nghiên cứu và phát triển chip trên toàn cầu trong hai năm. Đây là điều thực sự rất đáng tiếc“.

Chuyên gia Trung Quốc nhận định, thực tế, an ninh lương thực của nước này không phong phú, bởi mặc dù Trung Quốc thường tự hào tuyên bố rằng họ chỉ sử dụng gần 8% diện tích đất canh tác để nuôi sống 18% -20% dân số thế giới nhưng đó chỉ là khẩu phần lương thực. Đó là ngô, gạo và lúa mì nhưng rất nhiều thực phẩm khác lại đang được nhập khẩu.

Dầu ăn và các loại thịt của chúng ta [Trung Quốc] được nhập khẩu với số lượng lớn, 85% đậu nành của Trung Quốc cũng là hàng nhập khẩu. Vì vậy, nói cách khác, chúng ta tự hào tuyên bố rằng người Trung Quốc có thể tự túc lương thực, tự cung tự cấp nhưng để ăn ngon thì người Trung Quốc không thể tự thỏa mãn bản thân“, ông Vương nói.

Lãng phí sức mạnh quốc gia

Ông Vương Văn cho hay, theo tính toán, lượng lương thực Trung Quốc nhập khẩu tương đương với sản lượng thu hoạch của gần 1 tỷ mẫu đất canh tác. Diện tích đất canh tác lớn này tương đương với khoảng một nửa diện tích đất canh tác của Trung Quốc. Vì vậy, trong tình hình an ninh lương thực hiện này, người Trung Quốc có nhiều lý do để nghiêm túc thực hành tiết kiệm thực phẩm.

Lý do đầu tiên, đó là những hiện tượng cá nhân tiêu cực trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc trong 5000 năm qua. “Một mặt, dù người Trung Quốc siêng năng và tiết kiệm nhưng lịch sử hàng nghìn năm vẫn xuất hiện một số bạo chúa, vương hầu tướng lĩnh và quan chức quần thần sống xa hoa lãng phí. Ngày nay, một bộ phận người dân coi sự xa hoa và lãng phí này là của cải của riêng họ, hoặc một dấu hiệu rất quan trọng của quyền lực, họ cảm thấy lãng phí dường như có thể đại diện cho nhiều tiền, đây là một giá trị quan méo mó”.

Lý do thứ hai, người Trung Quốc thường sợ bị đói trong thời gian dài, cho nên khi vào bàn ăn họ thường gọi nhiều hơn sức ăn của bản thân. Ông đưa ra ví dụ: “Mẹ tôi là một điển hình của hiện tượng này. Mỗi lần tôi về nhà, mẹ sẽ nấu rất nhiều món ăn cho tôi vì bà sợ tôi ăn không đủ no nên cuối cùng thành ra, sau bữa ăn, bà thường lặng lẽ ngồi trong bếp ăn cố những thức ăn thừa. Tôi nghĩ có nhiều bà mẹ như vậy“.

Theo ông hiện tượng xa hoa, lãng phí đang rất phức tạp nhưng việc kiềm chế xa hoa, lãng phí thực chất không chỉ là vấn đề trật tự, văn minh xã hội, mà quan trọng hơn, đó còn là dấu hiệu quan trọng cho thấy sự tiến bộ của một đất nước. Đặc biệt như những nước ở châu Âu hay Nhật Bản, hiện tượng này dược kiểm soát rất tốt.

Ông này nhận định, chỉ thị mới của chính quyền Trung Quốc rất quan trọng và thực ra từ năm 2013, Bắc Kinh đã nhấn mạnh việc nghiêm chỉnh chấp hành tiết kiệm.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, để thực hiện triệt để vấn đề thì giới chức và chính phủ cần đi đầu để cổ vũ người dân, còn người dân phải tự nhận thấy rằng, thực tế bản thân đang lãng phí sức mạnh quốc gia.

RELATED ARTICLES

Tin mới