Thursday, September 12, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnSự thật được đốt pháo hoa dịp lễ, tết

Sự thật được đốt pháo hoa dịp lễ, tết

Loại pháo hoa người dân được đốt trong dịp lễ, tết là loại không có tiếng nổ, như hay dùng trong đám cưới và được Bộ Quốc phòng sản xuất.

Ngày 29/11/2020, nói về nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo do Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 11/1/2021, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết: “Ở đây phải hiểu pháo hoa được phép đốt là loại pháo mà người dân tổ chức đám cưới hay đốt phát ra ánh sáng, có tiếng xì xì, không có thuốc nổ, chứ không phải quả pháo hoa đốt lên trời phát nổ.

Pháo hoa nổ bây giờ vẫn cấm tuyệt đối vì loại pháo này có thuốc nổ, gây nguy hiểm và nếu người dân sử dụng vẫn bị quy trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính…”.

Theo đại diện C06, Nghị định tách hẳn khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ để chỉ cho phép người dân sử dụng pháo hoa.

Bình thường tổ chức đám cưới người dân hay đốt loại pháo hoa không có tiếng nổ, chỉ phát ra ánh sáng, màu sắc, đây chính là loại pháo hoa người dân sắp tới được phép sử dụng.

Bên cạnh đó, người dân khi tổ chức sinh nhật, cưới hỏi… muốn đốt pháo hoa thì không cần đăng ký với chính quyền, chỉ cần đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi thì được phép đốt.

“Người dân chỉ được mua loại pháo hoa này của các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Loại pháo này chỉ Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, không bán tràn lan.

Sắp tới chúng tôi sẽ xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về việc mua bán, sử dụng để người dân hiểu hơn” – đại diện C06 nói.

Trao đổi với báo chí về quy định mới của Chính phủ về đốt, sử dụng pháo, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, trước đây có quy định cấm sử dụng pháo hoa, tuy nhiên tình trạng buôn lậu pháo vẫn diễn ra.

Do đó khi bỏ quy định cấm, cơ quan chức năng cũng cần phối hợp với địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh pháo hoa phải đủ điều kiện cấp phép theo quy định, trường hợp nhập lậu hoặc không được cấp phép phải xử lý thật nghiêm.

Ngoài ra, để đồng bộ với các quy định hiện hành khi nghị định này có hiệu lực, các bộ, ban ngành cũng cần sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện kinh doanh, hình thức xử phạt đối với việc quản lý, sử dụng pháo hoa để tránh sự chồng chéo trong các quy định pháp luật.

RELATED ARTICLES

Tin mới