Friday, March 29, 2024
Trang chủQuân sựTham vọng khó thành của quân đội TQ

Tham vọng khó thành của quân đội TQ

Thiếu hụt kinh nghiệm thực chiến cũng như kiến thức về chiến tranh hiện đại trở thành các rào cản lớn kiềm chân tham vọng hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong tham vọng hiện đại hóa quân đội của mình.

Suốt vài thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc (PLA) với khoảng 2 triệu quân đang cố gắng học hỏi từ quân đội Mỹ. 4 năm trở lại đây, Bắc Kinh bắt tay vào một cuộc đại tu chưa từng có để biến đội quân “cồng kềnh” trở thành một lực lượng chiến đấu hiện đại nhanh nhẹn.

Các quan chức quân sự Trung Quốc nhiều lần nhắc tới mục tiêu trở thành một lực lượng quân sự hiện đại toàn diện vào năm 2027 và quân đội “tầm cỡ thế giới” vào năm 2050.

Đầu tháng 11, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) ban hành tài liệu hướng dẫn huấn luyện mới với mục tiêu thúc đẩy sự tích hợp giữa các lực lượng tác chiến và các hệ thống vũ khí tiên tiến.

Một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc nói hơn 70% tài liệu dựa trên các hướng dẫn của quân đội Mỹ về các hoạt động phối hợp.

Trong bài phát biểu trước chỉ huy cấp cao trong cuộc họp ở Bắc Kinh hôm 25/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi thay đổi đào tạo quân sự khi nêu bật các thách thức an ninh gia tăng mà Trung Quốc phải đối mặt.

Nhưng các nhà quan sát quân sự tin rằng việc thiếu hụt khả năng thực chiến là một rào cản nghiêm trọng với Bắc Kinh.

“Khi bạn nhìn vào những người mặc quân phục của CMC, chỉ một trong số họ có kinh nghiệm chiến đấu. Nhưng kinh nghiệm của ông ấy có thể có được từ bốn thập kỷ trước”, một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc nói với SCMP, ám chỉ Tướng Li Zuocheng, Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Các tướng lĩnh còn lại trong ban lãnh đạo CMC tham gia vào các cuộc thử nghiệm tên lửa ở eo biển Đài Loan trong giai đoạn 1995-96.

Tuy nhiên, chiến lược quân sự hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với hàng chục năm về trước. Nó đòi hỏi sự giám sát các hệ thống phức tạp hơn rất nhiều.

“Vào thời điểm đó, các tàu dân sự được sử dụng để vận chuyển tên lửa, vũ khí và các thiết bị khác. Hiện nay hải quân sở hữu đủ số tàu tiếp nhiên liệu và nhiệm vụ hàng đầu của chúng là phối hợp với không quân, lực lượng tên lửa và thủy quân lục chiến trong huấn luyện tác chiến chung để tất cả đều phải sẵn sàng chiến đấu”, nguồn tin phân tích.

Nhà quan sát quân sự Liang Guoliang tới từ Hong Kong tin rằng, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung ở eo biển Đài Loan và Biển Đông gia tăng, Trung Quốc muốn thiết lập một chiến lược huấn luyện có thể kết hợp năm bộ phận chính của PLA và năm chiến khu.

Trong quá khứ, các nhánh của PLA và các chiến khu hoạt động độc lập với nhiệm vụ đào tạo các chỉ huy cấp cơ sở.

“Nhưng giờ ông Tập muốn để các quan chức quân sự hàng đầu chỉ đạo kế hoạch huấn luyện”, Liang nói.

Một thách thức khác là việc để các quan chức quân đội cấp cao quen với sự phát triển vượt bậc về công nghệ.

Đối đầu biên giới leo thang giữa Trung Quốc và Ấn Độ thúc đẩy PLA triển khai hàng loạt vũ khí mới kể từ đầu hè như máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20 có khả năng chở xe tăng, máy bay tàng hình J-20 và xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến.

“Nhưng làm thế nào để sử dụng những vũ khí đó trong chiến tranh hiện đại vẫn là một chủ đề mới đối với các chỉ huy hàng đầu của PLA”, chuyên gia quân sự Zhou Chenmingu nhận định.

Nhà quan sát quân sự Antony Wong Tong tới từ Ma Cao cho biết học thuyết huấn luyện của PLA từ lâu lấy truyền cảm hứng Nga, Mỹ. Nhưng trong khi các tướng lĩnh hàng đầu của hai nước này đều tôi luyện qua nhiều cuộc chiến, các sỹ quan cấp cao Trung Quốc lại không tham gia vào bất cứ trận chiến thực sự nào từ năm 1980.

RELATED ARTICLES

Tin mới