Friday, March 29, 2024
Trang chủBiển nóngBị Mỹ bác yêu sách chủ quyền ở Hoa Đông, TQ nói...

Bị Mỹ bác yêu sách chủ quyền ở Hoa Đông, TQ nói gì?

Trong buổi họp báo ngày 24.2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tái khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo nhỏ không có người ở tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, theo AP.

Cuộc khẩu chiến xảy ra sau khi sau khi 2 tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 20 và 21.2.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nói Trung Quốc đã “xem thường các quy tắc quốc tế” và Mỹ sẽ phối hợp với các đồng minh để giải quyết những thách thức như thế này.

“Chúng tôi tán thành với cộng đồng quốc tế về quần đảo Senkaku và chủ quyền đối với Senkaku. Chúng tôi ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản ở đó và chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tránh những hành động có thể dẫn đến tính toán sai lầm, cụ thể là triển khai tàu hải cảnh”, ông Kirby nói.

Đáp lại, ông Uông nói: “Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh, không được phép gây tổn hại đến lợi ích bên thứ ba hoặc đe dọa hòa bình và gây ổn định khu vực”.

Cụ thể, Hiệp ước an ninh năm 1960 đảm bảo Mỹ sẽ hỗ trợ Nhật Bản trong trường hợp có một cuộc tấn công từ bên ngoài nhằm vào các lực lượng hoặc lãnh thổ Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã phản đối vụ tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp đến gần một tàu cá Nhật Bản hôm 21.2, buộc lực lượng tuần tra Nhật Bản can thiệp. Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản cho biết đây là lần thứ 9 trong năm nay tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngữ.

Gần đây, lực lượng Tuần duyên Nhật Bản phải tăng cường điều động tàu tuần tra bảo vệ tàu cá ở Biển Hoa Đông. Tuần duyên Nhật Bản bị ràng buộc bởi các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng vũ khí và luật pháp cấm lực lượng này tiến hành hoạt động quân sự.

Trong khi đó, luật mới của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1.2, cho phép hải cảnh sử dụng “tất cả biện pháp cần thiết” để chống lại tàu nước ngoài. Đáng lo ngại nhất là hải cảnh Trung Quốc được trao quyền xua đuổi tàu thuyền các nước khác, thậm chí sử dụng vũ khí nhằm vào tàu các nước khác ở khu vực mà Bắc Kinh tự ý tuyên bố chủ quyền.

Chính phủ Mỹ và Nhật Bản cũng đã bày tỏ quan ngại về luật hải cảnh mới của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo nguy cơ Bắc Kinh lợi dung luật này để dọa dẫm các nước láng giềng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới