Friday, April 19, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMontenegro có nguy cơ mất đi một phần lãnh thổ khi dính...

Montenegro có nguy cơ mất đi một phần lãnh thổ khi dính ‘bẫy nợ TQ

Nước Cộng hòa Montenegro là một quốc gia nhỏ tại Tây Balkan, miền đông nam châu  Âu với dân số chỉ dưới 1 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội khoảng 5,5 tỷ USD vào năm 2019. Quốc gia này đã vay 1 tỷ USD từ chính phủ Trung Quốc vào năm 2014 để xây dựng đường cao tốc đầu tiên ở Montenegro. Tuy nhiên, con đường bị đình trệ sau khi mới chỉ hoàn thành 24% chiều dài theo kế hoạch, theo Epoch Times.

hận định về vấn đề này tiến sĩ Anders Corr, tại Đại học Harvard, ông cũng là giám đốc của Corr Analytics Inc, một công ty phân tích tình báo chính trị và là nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị (The Journal of Political Risk) cho rằng, sự bế tắc trong dự án của Montenegro là do Bắc Kinh quá xảo quyệt.

Dự án đường cao tốc của Montenegro dài 170 km bao gồm 90 đường hầm và 40 cây cầu, tất cả đều do một công ty cơ sở hạ tầng của Trung Quốc phụ trách xây dựng. Dự án này có thể nói là rất có lợi cho Bắc Kinh, bởi vì, con đường theo dự án dẫn từ cảng nước sâu Bar ở Montenegro đến biên giới Serbia. Trong khi đó, Serbia vốn rất thân thiết với Bắc Kinh và sẵn sàng tham gia các cuộc tập trận chung với Trung Quốc. Con đường mới này sẽ giúp chiến xa của quân đội Trung Quốc băng qua Montenegro, và nó chắc chắn sẽ giúp ích cho các cuộc tập trận tiếp theo của quân đội Trung Quốc.

 Theo một cuộc khảo sát gần đây do phóng viên Hans von der Brelie của đài truyền hình  Âu châu Euronews thực hiện, nguyên nhân khiến việc xây dựng bị ngừng trệ là do Montenegro không trả được khoản vay Bắc Kinh. Phía EU đã tuyên bố rằng, họ đã từ chối hỗ trợ. Theo các điều khoản của hợp đồng, nếu bên vay không có khả năng hoàn trả các khoản nợ, thì quyền sở hữu các vùng đất của Montenegro sẽ được phân xử tại tòa án Trung Quốc theo luật của Bắc Kinh. Điều này có nghĩa là, người dân Montenegro có thể bị mất đi một phần đất nước nếu nợ Trung Quốc không được kết toán.

Dự án đường cao tốc thất bại này được ký kết giữa Tổng thống Montenegro, Milo Đukanović và chính phủ Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Đukanović đã hoàn toàn bỏ qua sự phản đối của Pháp, Mỹ, Ngân hàng Đầu tư Châu  Âu (EIB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kiên quyết thực hiện Con đường Tơ lụa nhựa hóa của riêng mình. Một tổ chức phi chính phủ địa phương thậm chí còn cáo buộc ông Đukanović là “kẻ trộm”. Thông qua mối quan hệ của mình với các nhà thầu đường cao tốc, các nhà thầu này đã kiếm được 400 triệu USD trong nháy mắt.

Một tài xế xe tải bị thu hồi đất để làm dự án đường cao tốc nói với đài truyền hình Euronews rằng, 100 triệu USD đã bị “đánh cắp”, chiếm 10% tổng khoản vay Trung Quốc. Nghe nói, con số này còn cao hơn mức hoa hồng từ 2% đến 7% mà tổng thống Philippines nhận được khi ký một thỏa thuận tương tự.

Ngoài ra, dự án đường cao tốc Montenegro bị cáo buộc sử dụng lao động Trung Quốc và lao động bất hợp pháp. 

Hans von der Brelie nói: “Trên khắp Tây Balkan, đầu tư của ĐCSTQ đã làm chậm tốc độ cải cách nhằm tiến gần hơn đến EU… Con đường tơ lụa đầy tham vọng của ĐCSTQ không phải lúc nào cũng phù hợp với việc quản lý tốt, bảo vệ môi trường, pháp quyền, và các tiêu chuẩn về sự minh bạch, ảnh hưởng của ĐCSTQ đang tạo ra rạn nứt giữa EU và các nước Balkan”.

 Montenegro là ví dụ mới nhất về một danh sách dài các thỏa thuận cơ sở hạ tầng quốc tế tai hại như vậy, rõ ràng là do ĐCSTQ thông qua sự tham nhũng của các nguyên thủ quốc gia địa phương để thực hiện tham vọng của mình. ĐCSTQ có thể đóng gói cả thùng tiền mặt thành hộp quà lớn để hối lộ. Năm 2019, có hai mô tả bằng văn bản trong một tài liệu phán quyết của FBI cho thấy cách ĐCSTQ đã hối lộ các quan chức địa phương ở Chad và Uganda:

“Nhân vật cốt lõi của hai dự án này là Hà Chí Bình, tổng thư ký của một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hồng Kông và Arlington, Virginia. Ông Hà đã lên kế hoạch và thực hiện 2 vụ hối lộ cho các quan chức cấp cao ở Chad và Uganda để đổi lấy lợi ích kinh doanh của công ty TNHH năng lượng Hoa Tín , một công ty có trụ sở chính tại Thượng Hải, hoạt động kinh doanh quốc tế trong các lĩnh vực khác nhau như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và ngân hàng…”.

“Tổ chức do Hà Chí Bình đứng đầu được đăng ký dưới danh nghĩa là một tổ chức từ thiện tại Hoa Kỳ, cụ thể là quỹ năng lượng Trung Hoa. Tổ chức này có tư cách cố vấn đặc biệt trong Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc. Tất nhiên, Quỹ Năng lượng Trung Quốc này do công ty TNHH năng lượng Hoa Tín tài trợ”.

“Trong kế hoạch đầu tiên (kế hoạch Chad), để có được quyền khai thác dầu có giá trị từ chính phủ Chad, Hà Chí Bình đã thay mặt CEFC đề nghị hối lộ Tổng thống Chad là Idriss Déby 2 triệu USD. Trong kế hoạch thứ hai (kế hoạch Uganda), ông Hà đã thanh toán khoản hối lộ trị giá 500.000 USD cho Bộ trưởng Ngoại giao Uganda – Sam Kutesa – người vừa kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua hình thức chuyển khoản ở New York”.

“Hà Chí Bình cũng lên kế hoạch hối lộ Tổng thống Uganda – Yoweri Museveni 500.000 USD tiền mặt, đồng thời đề nghị hợp tác với Kutaisa và Museveni để cung cấp cho ông Hà và gia đình những lợi ích tham nhũng trong các công ty hợp doanh trong tương lai ở Uganda”.

 Loại tham nhũng này có thể giải thích tại sao Tổng thống Đukanović lại sẵn sàng  ký một thỏa thuận không thực tế  với chính quyền Trung Quốc bất chấp những ngăn cản từ quốc tế. 

Nếu không có những thông tin tình báo của Hoa Kỳ và các đồng minh, sẽ không thể phát hiện ra được tất cả các hành vi hối lộ toàn cầu của ĐCSTQ và trấn áp nó một cách hiệu quả. Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã xác nhận trên trang web của mình rằng, họ đang tiến hành các hoạt động tình báo trên phạm vi quốc tế để ngăn chặn các hoạt động tham nhũng của ĐCSTQ.

Tác giả nhấn mạnh rằng, nếu không giải quyết các vấn đề tham nhũng của chính quốc gia mình, Hoa Kỳ hay Montenegro, cũng như các nền dân chủ trên thế giới cuối cùng sẽ không thể chống lại chế độ độc tài nhất trong lịch sử.

RELATED ARTICLES

Tin mới