Thursday, April 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiCảnh báo hàng TQ đội lốt hàng Việt

Cảnh báo hàng TQ đội lốt hàng Việt

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan nhưng cũng phải ngăn chặn nguy cơ mượn xuất xứ Việt để xuất khẩu.

Tổng cục Lâm nghiệp báo cáo sơ kết công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 nêu rõ, xuất khẩu lâm sản ước đạt 8,71 tỷ USD, tăng 61,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ và các loại đạt 1,76 tỷ USD, tăng 23,6%; sản phẩm gỗ 6,35 tỷ USD, tăng 75,4%; lâm sản ngoài gỗ 0,6 tỷ USD, tăng 72,9%.

Trong 6 tháng đầu năm xuất siêu của ngành này ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 67,4% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt khoảng 15,5 tỷ USD, tăng khoảng 17% so với năm 2020. Số liệu cho thấy trong quý 1 năm 2021, ngành gỗ có 10 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) mới với tổng vốn 112,51 triệu USD. Trong đó, nhà đầu tư Trung Quốc làm giường, tủ, bàn ghế chiếm một nửa (5 dự án) với tổng vốn chỉ 13,86 triệu USD (1 dự án có vốn 10 triệu USD, 4 dự án còn lại có vốn đầu tư nhỏ dưới 1,5 triệu USD, cá biệt có dự án chỉ có vốn 500.000 USD).

Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng mừng. Trong khi đại dịch Covid -19 đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp với nhiều biến chủng mới, song xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt là những mặt hàng có giá trị cao như điện tử, điện thoại, linh kiện máy tính …

Trước đây, một số mặt hàng rau quả của Việt Nam trước đây tiêu thụ rất khó khăn nhưng gần đây đã mở ra hướng đi mới nên tình hình rất khả quan, điển hình như xoài Sơn La, vải thiều Lục Ngạn… các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản cũng có kim ngạch phát trển tốt, cả về lượng về giá. Việt Nam ngày càng nhiều những mặt hàng xuất khẩu trong danh mục tỷ đô.

Nói chung, đồ gỗ xuất khẩu, đã đạt được những thành tích tốt PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương cho rằng cần phải lưu ý với đồ gỗ xuất khẩu năng lực chế biến của Việt Nam là rất cao và có nhiều tiềm năng phát triển khó khăn chưa đảm bảo là không đủ nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuẩn, chỉ dựa vào rừng, chưa đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

Thời gian vừa qua, Việt Nam đã khắc phục tình trạng này bằng cách trồng rừng, chế biến gỗ ghép đủ tiêu chuẩn, tận dụng gỗ thải của các ngành nghề khác vào sản xuất. Bên cạnh đó, ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam phải lưu ý đến rủi ro tiềm ẩn như nguy cơ lẩn tránh xuất xứ để xuất khẩu. Hồi tháng 5, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) đã có văn bản gửi Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận nhập khẩu các mặt hàng gỗ như tủ bếp, tủ nhà tắm, cần có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời đối tượng vi phạm.

Thời gian gần đây, theo phản ánh của doanh nghiệp hội viên có một số doanh nghiệp đã nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm từ Trung Quốc về Việt Nam, sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, hàm lượng gia công rất ít, để xuất khẩu, không những thế một số doanh nghiệp Việt Nam nhập bộ phận các mặt hàng có yếu tố rủi ro, mua đi bán lại qua các công ty khác nhau. Các mặt hàng này sau đó sẽ được tập hợp lại tại một công ty, sau đó công ty này lắp ráp và lấy danh nghĩa sản phẩm do mình sản xuất để xuất khẩu.

PGS.TS Phạm Tất Thắng cho biết, nguy cơ lẩn trốn xuất xứ để xuất khẩu là mối lo chung không phải của riêng ngành gỗ. Khi hàng Trung Quốc bị đánh thuế cao, một số hàng hóa của các nước không được hưởng ưu đãi trong khu vực, không được hưởng ưu đãi của hiệp định FTA thì điều hiển nhiên giả danh hàng Việt Nam, có rất nhiều cách như liên hệ với một số doanh nghiệp tham lợi nhuận để thay đổi nhãn mác, đưa các sản phẩm chưa lắp ráp vào Việt Nam, sau đó hoàn thành lắp ghép đơn giản rồi dán mác hàng Việt.

Điều dễ nhận biết nhất của những doanh nghiệp gian lận là họ đầu tư rất ít, sau đó nhập khẩu hầu hết mọi linh kiện, sau đó lắp ráp lại lấy xuất xứ Việt Nam.

Vì vậy, cuộc chiến bảo vệ thương hiệu giữ gìn xuất xứ hàng hóa là một cuộc chiến thường trực bởi hàng hóa Việt Nam rất hấp dẫn những thị trường như Mỹ, Châu Âu, Úc mặt hàng phong phú đa dạng thì giá trị sản phẩm càng cao, không quá khó hiểu khi ngày càng nhiều mặt hàng của một số nước lại muốn núp bóng hàng Việt, để bảo vệ quyền lợi xuất xứ của mình mỗi người dân, doanh nghiệp đều nâng cao tinh thần cảnh giác, không vì tham lợi nhuận nhất thời mà làm mất lòng tin, ảnh hưởng uy tín thương hiệu Việt.

Không chỉ ngành gỗ, mà tất cả các ngành cần phải minh bạch về nguyên liệu xác minh nguồn gốc rõ ràng, còn đối với những mặt hàng không xuất trình được hóa đơn, thì cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm khắc hơn với những đối tượng lợi dụng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa để trục lợi.

RELATED ARTICLES

Tin mới