Saturday, April 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ hành động quyết liệt độc chiếm Biển Đông khống chế con...

TQ hành động quyết liệt độc chiếm Biển Đông khống chế con đường hàng hải Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương

Suốt một thời gian dài, với những chính sách sai lầm về chính trị và kinh tế, Mao Trạch Đông đã đưa Trung Quốc đến những thảm họa về kinh tế và sự bất ổn xã hội. Trung Quốc trở thành nước yếu kém toàn diện so với Mỹ, Liên Xô và nhiều nước phát triển khác.

Những năm đó, Trung Quốc không dám có bất cứ hành động nào gây hấn với các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Mặc dù Trung Quốc coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nhưng lúc đó Đài Loan được thế giới công nhận là thành viên của Liên Hợp Quốc. Cứ mỗi lần Trung Quốc có thái độ bất lợi cho Đài Loan thì lập tức tàu chiến của Mỹ có mặt trên eo biển giữa Đài Loan và Trung Quốc. Mặc dù rất căm tức nhưng do sức mạnh quá lớn của hải quân Mỹ mà Trung Quốc đành phải im lặng, nuốt hận.

Với Biển Đông, mặc dù Trung Quốc coi bản đồ đường chín đoạn trên Biển Đông do chính quyền Trung Hoa dân quốc để lại, nhưng Trung Quốc đành cất kỹ không dám phơi bày để đòi chủ quyền phi lý.

Đến những năm bảy mươi Mao bắt đầu nhận ra sự bất lợi và kìm hãm sự phát triển nếu không làm thân với Mỹ và đồng minh của Mỹ để có thể tận dụng tài chính, khoa học, công nghệ để phát triển đất nước và để thực hiện giấc mộng bá quyền. Vì vậy, Mao đã làm mọi cách để cầu thân Mỹ kể cả việc phản bội lại các nước xã hội nghèo trong đó có Việt Nam.

Đến Đặng Tiểu Bình, bên cạnh việc tiếp nối chính sách thân Mỹ và đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Đặng còn chủ trương đẩy mạnh cải cách kinh tế, nhưng để che dấu tham vọng vươn lên thành cường quốc thay thế Mỹ, Đặng chủ trương âm mưu “ẩn mình chờ thời”.

Chính sách của Đặng đã được các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào tiếp tục thực hiện và đã rất thành công. Trung Quốc không chỉ vươn lên là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mà còn gia tăng nhanh chóng về sức mạnh quân sự, đe dọa vị trí số một thế giới của Mỹ.

Cũng nhờ thế, Trung Quốc không chỉ chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa, từng bước chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc bắt đầu gây hấn đòi chủ quyền đảo Điếu Ngư của Nhật Bản.

Dựa trên nền tảng sức mạnh kinh tế, quân sự Trung Quốc công bố bản đồ đường chín đoạn đòi chủ quyền 80% diện tích Biển Đông.

Đến thời Tập Cận Bình, thái độ hung hăng của Trung Quốc đã lên đến đỉnh cao, ngang nhiên bồi đắp các đảo trên Biển Đông thành căn cứ quân sự, dọa sẽ lập vùng định dạng trên không và trên biển.

Trung Quốc vừa làm vừa nghe ngóng phản ứng của quốc tế. Khi các nước ít quan tâm đến khu vực này thì Trung Quốc càng lấn tới. Đến khi thế giới phản ứng mạnh thì Trung Quốc cũng đã đủ mạnh để bất chấp luật pháp quốc tế, tự mình xây dựng và công bố luật biển có lợi cho Trung Quốc.

Theo công ước quốc tế về Luật Biển, tàu thuyền các nước có quyền đi qua vùng đặc quyền kinh tế (tương ứng vùng thềm lục địa) của các nước. Đó chính là quyền tự do hàng hải, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa cho toàn thế giới.

Vừa qua, Trung Quốc ngang ngược yêu cầu tàu thuyền các nước đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc phải khai báo danh tính và hàng hóa trên tàu. Nếu 80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì con đường hàng hải trên tuyến Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương sẽ hoàn toàn do Trung Quốc kiểm soát.

Với Đài Loan, Tập Cận Bình đã thẳng thừng tuyên bố sẵn sàng dùng vũ lực để đánh chiếm Đài Loan. Ngang ngược với thái độ côn đồ mà không nguyên thủ nước nào dám bày tỏ, Tập Cận Bình dọa sẽ cho bất cứ ai can thiệp vào vấn đề Đài Loan sẽ phải chảy máu đầu.

Rõ ràng, Tập Cận Bình đang đe dọa cả thế giới, bất chấp luật pháp và đạo lý.

Liệu Mỹ và các nước có thể ngăn chặn được sự ngông cuồng của Tập Cận Bình?

RELATED ARTICLES

Tin mới