Saturday, April 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐòn trừng phạt kinh tế của TQ với Australia là gậy ông...

Đòn trừng phạt kinh tế của TQ với Australia là gậy ông đập lưng ông

Trong mấy thập niên vừa qua Australia đã tạo nhiều điều kiện cho Trung Quốc phát triển. Australia đã cho Trung Quốc khai thác nhiều tài nguyên, mở cửa cho doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, cho học sinh Trung Quốc được đến học ở tất cả các trường đại học, đặc biệt cho người Trung Quốc được mua nhà đất và định cư tại Australia. Trung Quốc cũng đã nhập khẩu từ Australia thịt bò, hoa quả, rượu vang… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hàng tỉ dân.

Gạt ra sự bất đồng về chế độ chính trị, hai nước đã trở thành đối tác quan trọng về kinh tế. Nhưng khi Australia lên tiếng phản đối Trung Quốc đòi chủ quyền phi lý trên Biển Đông, ngang nhiên bồi đắp các đảo mà họ đánh chiếm của Việt Nam, cản trở con đường hàng hải thì Trung Quốc đã tỏ thái độ đe dọa Australia. Đặc biệt, tháng 4 năm 2020, chính phủ Australia dẫn đầu nỗ lực kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập nguồn gốc Covid ở Vũ Hán thì Trung Quốc ra tuyên bố phản đối. Đồng thời Trung Quốc phủ đầu Australia bằng những đòn đánh thương mại.

Từ năm 2009 đến năm 2019, xuất khẩu từ Australia sang Trung Quốc tăng gấp ba lần, đạt khoảng 110 tỷ USD/năm. Gần một nửa kim ngạch thương mại song phương là quặng sắt của Australia, nguồn nguyên liệu quan trọng giúp nền kinh tế Trung Quốc thỏa cơn đói thép, phục vụ tăng trưởng nóng bằng ngành xây dựng. Ngoài quặng sắt còn có than đá khí đốt giúp cho ngành điện của Trung Quốc và nông sản giúp cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Trung Quốc.

Với kim ngạch thương mại nêu trên, Trung Quốc tưởng rằng với đòn trừng phạt thương mại thì sẽ đẩy Australia vào khó khăn và buộc phải nhượng bộ. Nhưng thực tế không phải như vậy mà đòn trả đũa thương mại của Trung Quốc với Australia lại là gậy ông đập lưng ông.

Những biện pháp trả đũa thương mại của Trung Quốc tác động không đáng kể lên nền kinh tế của Australia mà ngược lại, Bắc Kinh lại phải trả giá quá đắt.

Không nhập than từ Australia thì ngành nhiệt điện của Trung Quốc ngưng trệ dẫn đến thiếu điện trầm trọng. Trong khi đó nhiều nước lại nhập khẩu than từ Australia và bán lại cho Trung Quốc với giá cao hơn nhiều so với việc Trung Quốc nhập khẩu từ Australia. Thế là than Australia vẫn đến Trung Quốc với giá cao hơn nhiều. Không nhập quặng sắt thì ngành luyện kim của Trung Quốc cũng rơi vào tình thế khó khăn và ảnh hưởng đến không chỉ ngành xây dựng mà cả với nhiều ngành công nghiệp khác. Không nhập khẩu hàng nông sản từ Australia, thị trường tiêu dùng của Trung Quốc rơi vào khan hiếm. Điều nực cười hơn là hàng nông sản từ Australia lại đi vào Hồng Kông rồi vào Trung Quốc.

Australia đã chuyển hướng xuất khẩu than đá sang Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, chuyển hướng xuất khẩu lúa mạch sang Arab Saudi và Đông Nam Á.

Bộ trưởng tài chính Australia Josh Frydenberg đã tuyên bố “chúng ta chứng minh nền kinh tế đất nước vô cùng kiên cường”. Còn chính phủ của Thủ tướng Sott Morrison có thể tự tin đẩy mạnh những chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới