Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ sử dụng tên lửa để tạo mưa

TQ sử dụng tên lửa để tạo mưa

Trung Quốc sử dụng tên lửa bắn ra hạt bạc iodua giúp hình thành mây và gây mưa.

Một công nhân Trung Quốc bắn tên lửa “gieo hạt trên mây” nhằm tạo mưa tại Hồ Bắc ngày 10/5/2011.

Dự án được Trung Quốc công bố vào nhiều năm trước, song khi ấy các chuyên đánh giá nó là viển vông. Tuy nhiên, vào tháng 7 vừa qua, tại lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản, Trung Quốc đã bắn tên lửa chứa bạc iodua lên bầu trời và tạo ra cơn mưa lớn.

Bạc iodua thường được sử dụng trong “gieo hạt trên mây” – kỹ thuật tạo ra mưa nhân tạo. Các hạt iot bạc về cơ bản hoạt động như hạt nhân khiến những giọt nước kết tụ lại cho đến khi chúng trở nên nặng đến mức rơi xuống từ bầu trời dưới dạng mưa hoặc tuyết.Trước đó, đá khô, muối ăn và propan lỏng cũng đã từng được sử dụng để làm mưa nhân tạo. Về mặt lý thuyết, các hạt này còn có thể điều chỉnh được tốc độ mưa và tuyết rơi, hạn chế mưa đá và sương mù.

Hành động góp phần giảm nhanh mức độ ô nhiễm không khí ở Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu, trận mưa nhân tạo đã giúp giảm hơn 2/3 lượng bụi mịn PM2.5, đủ để tăng tiêu chuẩn chất lượng không khí từ mức “trung bình” lên “tốt” theo khung đáng giá của Tổ chức Y tế Thế giới.

Một người dân gần đó đã nhìn thấy tên lửa hoạt động và mô tả vụ phóng với South China Morning Post: “Âm thanh lớn giống như tiếng sấm, diễn ra trong một thời gian rất dài, sau đó có mưa nặng hạt”. Các nhà nghiên cứu cho biết, quá trình kéo dài khoảng 2 giờ vào đêm trước khi sự kiện diễn ra.

Các quan chức của Trung Quốc cho biết đã chi 1,3 tỷ USD cho công nghệ ứng dụng vào thời tiết từ năm 2012 đến năm 2017. Công nghệ đã giúp tạo ra thêm khoảng 230 km3 lượng mưa bổ sung – ước tính gấp 1,5 lần lượng nước hồ Tahoe, hồ nước ngọt sâu thứ hai ở Mỹ và đứng thứ 15 trên thế giới.

Trong tương lại, Trung Quốc còn nhiều tham vọng lớn hơn với các công nghệ tương tự. Năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch mở rộng chương trình điều chỉnh thời tiết trên khu vực có diện tích 5.5 triệu km2 và có kế hoạch phát triển 100.000 km2 mỗi năm. Các quan chức Trung Quốc tin rằng các chương trình này có thể làm tăng lượng mưa chỉ riêng ở Bắc Kinh thêm 15%.

Khoảng 50 quốc gia khác cũng đang khám phá hình thức gieo hạt trên mây để tạo mưa này. Gần đây nhất, Dubai gây bất ngờ với kế hoạch gieo hạt trên mây bằng máy bay không người lái. Mỹ cũng không xa lạ với công nghệ khi ít nhất 8 bang dùng nó để thử tăng lượng mưa trong những đợt hạn hán. Theo Scientific American, các cơ quan nhà nước trên khắp Colorado, Wyoming và Utah đã kết hợp chi khoảng 1,5 triệu USD cho hoạt động gieo hạt trên mây ở lưu vực thượng nguồn sông Colorado.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới