Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ sẽ "ra đòn" với quan chức cao cấp TQ

Mỹ sẽ “ra đòn” với quan chức cao cấp TQ

Kế hoạch mới nhất của Hoa Kỳ sẽ khiến các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Bắc Kinh không rét mà run.

Cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân được mệnh danh là “Trung Quốc đệ nhất tham nhũng”

Vào ngày 10/12, cổng thông tin NetEase trích dẫn một báo cáo từ Reuters, cho biết Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen khi phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ trong ngày 9/12 nói rằng: Bộ Tài chính đang nỗ lực chống lại hoạt động rửa tiền và cung cấp tài chính bất hợp pháp từ người nước ngoài.

Bà Yellen nói rằng bộ của bà sẽ thành lập một “quỹ” mới để thưởng cho việc báo cáo tham nhũng, giúp Hoa Kỳ xác định và thu hồi tài sản bị đánh cắp và trả lại cho các quốc gia có liên quan. Rõ ràng, mục đích cơ bản của việc này là để chống lại các nhà lãnh đạo tham nhũng ở nước ngoài, những người đang cất giấu tài sản của họ ở Hoa Kỳ.

Hiện các quan chức của ĐCSTQ được cho là những người lo lắng nhất trước kế hoạch của Bộ Tài chính Mỹ, vì họ có nhiều thành viên gia đình, con cái và tài sản ở Hoa Kỳ cũng như ở các nước phương Tây khác, và họ là lực lượng chính liên quan đến tham nhũng, rửa tiền và cung cấp tài chính bất hợp pháp tại Mỹ.

Thông tin công khai cho thấy Đặng Trác Đệ, cháu trai của Đặng Tiểu Bình và Giang Chí Thành, cháu trai của Giang Trạch Dân, đều có quốc tịch Mỹ. Con cháu của nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ cũng có quốc tịch Mỹ và các nước phương Tây khác, bao gồm cả con của các quan chức cấp cao hiện nay ở Trung Nam Hải.

Vào năm 2012, dữ liệu thống kê từ một cơ quan thuộc ĐCSTQ tiết lộ. Tính đến cuối tháng 3 năm đó, trong số 204 Trung ương ủy viên khóa 17, 187 người có người nhà định cư ở các nước phương Tây như Châu Âu và Hoa Kỳ, hoặc đã trở thành công dân nước ngoài.

Trong số 167 ủy viên dự khuyết, có 142 thân nhân đã di cư ra nước ngoài.

Trong 127 ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, có 113 thân nhân đã di cư ra nước ngoài.

Số liệu thống kê từ chính phủ Hoa Kỳ cho biết, 75% con trai của các quan chức ĐCSTQ từ cấp bộ trưởng trở lên (bao gồm cả những người đã nghỉ hưu) có thẻ xanh hoặc quốc tịch Hoa Kỳ, và trên 91% cháu của họ có quốc tịch Mỹ.

Theo một cuộc điều tra do Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ thực hiện năm 2011, có tổng cộng 1,08 triệu thành viên gia đình và con cái của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã di cư ra nước ngoài, bao gồm cả Hồng Kông và Ma Cao. Danh sách này bao gồm Tăng Vĩ, con trai của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Tăng Khánh Hồng, và hai con trai của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Giả Khánh Lâm. Tất cả đều đã trở thành công dân Úc.

Đi cùng với việc con cháu các quan chức cấp cao di cư là khối tài sản khổng lồ được chuyển ra nước ngoài. Không ai biết chính xác các quan chức cấp cao của ĐCSTQ có bao nhiêu tài sản ở nước ngoài.

Đầu tháng 8 năm 2019, Giáo sư Giả Khang, nguyên Giám đốc Học viện Tài chính, đã đưa ra một thông tin gây sốc: Ngân hàng Thụy Sĩ thông báo rằng 100 người Trung Quốc có tổng số tiền gửi là 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,1 nghìn tỷ USD). Tin nhắn đã bị xóa sau khi được chuyển tiếp với số lượng lớn.

WikiLeaks năm 2013 đã tiết lộ rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ có khoảng 5.000 tài khoản tại các Ngân hàng Thụy Sĩ, 2/3 trong số đó là tài khoản của quan chức cấp Ủy viên Trung ương đảng ĐCSTQ.

Thông thường quan chức Trung Quốc thường di cư ra nước ngoài sau khi nghỉ hưu, họ thích đến Hoa Kỳ, Canada, Úc và các quốc gia khác.

Ông Quách Văn Quý, một tỷ phú gốc Hoa ở Hoa Kỳ, cho biết thông tin vào năm 2019 rằng cháu trai của Giang Trạch Dân là Giang Chí Thành, nắm giữ khối tài sản có giá trị ít nhất là 500 tỷ USD; và khối tài sản do gia đình Giang Trạch Dân kiểm soát ở nước ngoài ít nhất là 1 nghìn tỷ đô-la Mỹ.

Ông Quach cho hay, Gia đình họ Giang kiểm soát hàng nghìn doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tập đoàn và công ty, đồng thời đã rửa khoảng 500 tỷ USD ở nước ngoài. Các khoản tiền này đã được chuyển đến nhiều nơi khác nhau, bao gồm các khoản đầu tư vào một số quỹ lớn của Hoa Kỳ và một số công ty công nghệ lớn.

Không chỉ gia đình họ Giang, mà nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ, chẳng hạn như cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Mạnh Kiến Trụ, và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm Hàn Chính, đều có tài sản khổng lồ ở nước ngoài.

Không giống như các lệnh trừng phạt trước đây của Hoa Kỳ đối với các quan chức ĐCSTQ, lần này Hoa Kỳ tạo điều kiện để những người biết rõ tung tích các quan chức Trung Quốc tham nhũng có thể cung cấp thông tin để lĩnh thưởng. Cách làm này có thể khiến các khối tài sản của quan chức Trung Quốc tham nhũng bị phát giác, vì nhiều người gốc Hoa căm ghét ĐCSTQ và biết rất rõ về các quan chức của tổ chức này.

Hoa Kỳ, Anh, Thụy Sĩ và các nước phương Tây khác có luật đóng băng tài sản nước ngoài. Hoa Kỳ có Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính chịu trách nhiệm cụ thể về công việc này. Văn phòng này có một “Danh sách các tổ chức nước ngoài đặc biệt”, và các tổ chức tài chính trong danh sách được yêu cầu phong tỏa tài sản và báo cáo việc phong tỏa cho Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài trong vòng 10 ngày làm việc. Có thông tin cho rằng tên của các nhà độc tài ở nhiều quốc gia đã được liệt kê trong danh sách.

Ngoài ra, vào năm 2007, Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới đã khởi động “Sáng kiến ​​thu hồi tài sản bị đánh cắp: Thách thức, cơ hội và kế hoạch hành động” nhằm giúp các nước đang phát triển thu hồi tài sản quốc gia bị đánh cắp bởi các nhà lãnh đạo và quan chức tham nhũng. Một ngày sau khi sáng kiến ​​được đưa ra, Mỹ, Anh, và Thụy Sĩ, đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới. Thụy Sĩ đã ban hành ‘Luật Tài sản Độc tài’ (Dictator Assets Law) vào năm 2010. Áp dụng luật này, Ngân hàng Thụy Sĩ thông báo đã phong tỏa tài sản của các nhà độc tài như Ben Ali, Mubarak, Gaddafi và gia đình của họ.

Tại Libya, sau khi lực lượng đối lập lật đổ Gaddafi, khối tài sản 60 tỷ đô-la Mỹ do Gaddafi hoặc các cộng sự nắm giữ đã liên tiếp bị Mỹ, Anh, Ý, Thụy Điển, Thụy Sĩ và và các quốc gia khác đóng băng. Trong số đó, Mỹ đã đóng băng khối tài sản hơn 30 tỷ USD, Vương quốc Anh đã đóng băng hơn 20 tỷ USD, Ý đã đóng băng hơn 6 tỷ euro, Thụy Điển đã đóng băng 1,6 tỷ USD và Thụy Sĩ đã đóng băng 900 triệu USD của Gaddafi. Sau đó, những tài sản này đã được trả lại cho nước sở tại sau khi nhà độc tài bị lật đổ.

Thông cáo mới nhất của Hoa Kỳ nhằm thu hồi tài sản của quan chức nước ngoài cất giấu tại Hoa Kỳ được cho là một lời cảnh báo đối với Bắc Kinh, rằng nếu Bắc Kinh tấn công Đài Loan, nếu ĐCSTQ tiếp tục leo thang đàn áp nhân quyền, nếu ĐCSTQ có những động thái nguy hiểm khiến phương Tây lo lắng, việc Mỹ đóng băng tài sản của các quan chức cấp cao ĐCSTQ sẽ là một phương án trừng phạt, và các nước phương Tây khác cũng sẽ làm theo.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới