Thursday, April 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaVới tử huyệt này, "Chernobyl nổi" của TQ có nguy cơ thành......

Với tử huyệt này, “Chernobyl nổi” của TQ có nguy cơ thành… Chernobyl thật?

Mới đây tờ SCMP đưa tin Trung Quốc hiện đang chế tạo một lò phản ứng hạt nhân nổi trên biển có công suất 60 megawatt.

Hình ảnh minh họa về lò phản ứng hạt nhân nổi, dự kiến hoàn thành vào năm 2022.

Trung Quốc tăng tốc xây dựng các “Chernobyl nổi”

Dự án lò phản ứng nổi, được gọi là ACPR50S đã được CGN – một công ty hạt nhân có trụ sở tại Quảng Đông – khởi động vào năm 2016 như một giải pháp cho tình trạng thiếu năng lượng đã ảnh hưởng đến quy mô và phạm vi hoạt động hàng hải của Trung Quốc.

Được biết Lò phản ứng nổi nặng 30.000 tấn này nhằm cung cấp năng lượng cho các giàn khoan và các đảo của Trung Quốc trên Biển Bột Hải, một biển kín giáp với biển Hoàng Hải.

Nó dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022 tới đây và sẽ là chiếc đầu tiên trong “hạm đội” tương lai mà Bắc Kinh đặt tham vọng xây dựng

Một nhà máy điện nổi khác – lớn hơn gấp đôi nhà máy Bột Hải – đang được Tập đoàn Hạt nhân Nguyên tử Quốc gia Trung Quốc xây dựng tại Yên Đài, tỉnh Sơn Đông.

Nó sẽ có hai lò phản ứng và được thiết lập là trạm hạt nhân nổi mạnh nhất thế giới với sản lượng 250 megawatt, với dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023 và sẽ cung cấp năng lượng cho một khu công nghiệp, nơi đặt trụ sở của một số nhà máy hóa chất lớn nhất Trung Quốc.

Nó cũng sẽ có thể rời cảng và hoạt động trong vùng biển quốc tế ở Hoàng Hải.

Nhà máy hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới là của Mỹ với công suất 10 megawatt. Mỹ thiết lập lò này cho căn cứ quân sự của họ tại kênh đào Panama vào những năm 1960. Tuy nhiên hiện nay Nga là quốc gia duy nhất vận hành lò phản ứng hạt nhân nổi trên biển. Đó chính là lò phản ứng hạt nhân nổi Akademik Lomonosov, còn được gọi là “Chernobyl trên băng”. Lò phản ứng hạt nhân nổi này hoạt động ở vùng Viễn Đông của Nga để cung cấp năng lượng cho các hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đốt và khai thác từ xa. Tập đoàn Năng lượng hạt nhân nhà nước Nga (ROSATOM) tuyên bố các lò phản ứng hạt nhân nổi “có biên độ an toàn rất lớn, tránh được sóng thần và thảm họa tự nhiên”. Đáng chú ý, nhà máy điện hạt nhân nổi này sẽ không gây hại cho môi trường.

Có nguy cơ thành… Chernobyl thật?

Trung Quốc cho rằng các lò phản ứng hạt nhân nổi này có nhiều cơ chế an toàn – đủ để chống chịu các hiện tượng thời tiết cực đoan “10.000 năm mới xảy ra một lần”.

Tại một cơ sở mô phỏng thời tiết khắc nghiệt ở tỉnh Hồ Bắc, nhà khoa học kỹ thuật hàng hải Kong Fanfu và một nhóm của Viện Nghiên cứu và Thiết kế Tàu biển Vũ Hán đã đặt một mô hình thu nhỏ của lò phản ứng hạt nhân được đặt ở trung tâm của một con tàu nổi.

Theo nhóm nghiên cứu, khu vực này trung tâm này ít chịu chấn động hơn những khu vực khác trên tàu.

Thông qua các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu kết luận rằng, lò phản ứng hạt nhân nổi sẽ vẫn có khả năng tiếp tục sản xuất điện, chống chịu các hiện tượng thời tiết cực đoan ví dụ như sức gió lên tới 37 mét/giây, tương đương với những cơn bão mạnh nhất.

Các nhà nghiên cứu sau đó đã tăng tốc độ gió nhân tạo lên hơn 50% và bổ sung thêm các điều kiện bão khác bao gồm sóng cực cao và dòng chảy mạnh, hiếm khi xảy ra cùng một lúc.

Theo các nhà nghiên cứu, lò phản ứng nổi có nhiều cơ chế an toàn – bao gồm quá trình làm mát bằng nước biển trong trường hợp mất điện

Nhưng họ cũng khám phá ra rằng trong một kịch bản đáng sợ nhất, nếu phần thân tàu bị lật nghiêng do các tác nhân khác nhau – đó sẽ là một thảm họa và các tính năng an toàn có thể không hoạt động và gây ra hậu quả khủng khiếp như một vụ rò rỉ hạt nhân.

Mặc dù hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như vậy chưa từng được ghi nhận ở Biển Bột Hải, nhưng ông Kong cũng lưu ý: “Trong bất kỳ trường hợp nào, thân tàu cũng không được phép lật nghiêng”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới