Friday, April 19, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnThế giới bước vào năm đại dịch COVID-19 thứ 3 với tâm...

Thế giới bước vào năm đại dịch COVID-19 thứ 3 với tâm thế nào?

Hiện vẫn chưa rõ tác động mà biến thể Omicron gây ra nhưng nỗi sợ hãi đã bao trùm tại nhiều nơi trên thế giới với những hạn chế được tái áp đặt.

Đại dịch COVID-19 đã khiến thế giới chán nản và mệt mỏi trong nhiều năm.

Một bức tranh gần đây trên nhật báo Le Monde của Pháp đã vẽ hình ảnh một người đàn ông ốm yếu đến phòng khám gặp bác sĩ để được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trong bức tranh, người đàn ông nói: “Tôi đến để tiêm mũi vaccine thứ 5 do làn sóng dịch COVID-19 thứ 3. Hoặc ngược lại”.

Sự hoang mang của người đàn ông trong tranh khi Pháp hứng chịu đợt đại dịch COVID-19 thứ 5, với các ca nhiễm biến thể Delta tăng mạnh cùng với sự lo lắng của biến thể Omicron, khiến sự kiệt quệ và phẫn nộ gia tăng ở khắp nơi trên thế giới sau 2 năm từ khi virus lần đầu lây lan.

Số lượng giường bệnh giờ không chắc chắn. Sự hoảng sợ đã lan rộng khắp thế giới ngay cả khi mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron chưa được xác định. Các quốc gia có những phản ứng khác nhau và không theo một logic rõ ràng nào. Tình trạng trầm cảm gia tăng. Cô đơn và sự mệt mỏi cũng vậy. Điều này càng khiến người ta kiệt quệ hơn khi nghĩ rằng kỷ nguyên COVID-19 sẽ có kéo dài trong nhiều năm.

Sự chán nản và mệt mỏi

Ngay cả ở Trung Quốc, dù số ca mắc mới được giữ ở mức độ thấp và không còn ca tử vong trong nhiều tháng, một số người thú nhận rằng họ mệt mỏi với các biện pháp hạn chế.

Chen Jun, 29 tuổi, một công nhân công ty công nghệ ở thành phố Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc, chia sẻ: “Tôi thật sự rất mệt với những lộ trình này. Tôi bắt đầu nghĩ rằng có thể đại dịch sẽ không bao giờ kết thúc”.

Anh Chen cho biết anh đã phải xét nghiệm COVID-19 ba lần liền hồi tháng 6 vì một ổ dịch bùng phát trong thành phố. Sau đó, anh phải tiếp tục tự cách ly trong 14 ngày và đã từ rất lâu không còn nghĩ tới việc đi du lịch thế giới.

New York Times đã thực hiện khoảng 20 cuộc phỏng vấn với người dân ở nhiều nơi và nhận định cảm giác mệt mỏi và các vấn đề tâm lý là chủ đề chung được người ở châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Sau 2 năm áp dụng hàng loạt các biện pháp phòng dịch, nới lỏng rồi lại tái áp đặt, khả năng phục hồi của con người đã giảm dần.

Điều này sẽ trở thành rào cản đối với các nhà lãnh đạo thế giới, những người đang tìm cách bảo vệ cả người dân và nền kinh tế đất nước họ.

Liệu sự kiệt quệ này sẽ có những giới hạn mới, khả năng được gặp lại gia đình và bạn bè sau nhiều tháng giãn cách có thể xảy ra? Câu hỏi về việc các nhà lãnh đạo hà khắc có thể ra sao khi sức khỏe tinh thần của mọi người trở nên quá yếu khi đại dịch chuẩn bị bước vào năm thứ ba.

Natalia Shishkova, một giáo viên ở Moscow (Nga), tâm sự: “Tôi biết nó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn, nó sẽ không dừng lại, đại dịch sẽ chỉ khiến mọi thứ trong cuộc sống của bạn trở nên trầm trọng hơn. ất cả chỉ là sự hỗn loạn, giống như một bộ phim giả tưởng. Bạn xem tất cả những bộ phim về ngày tận thế này và nhận ra rằng các nhà văn thật sự là những nhà tiên tri”.

Đã có nhiều tiến bộ trong cuộc chiến chống lại virus. Một năm trước đây, chỉ mới một vài quốc gia bắt đầu triển khai kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hiện nay, khoảng 47% dân số thế giới đã được tiêm chủng đầy đủ. Điều này góp phần giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế, dù số ca mắc mới vẫn tăng nhưng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong sẽ được duy trì ở mức độ thấp. Dù vậy, cuộc sống vẫn khó có thể được đặt trong tầm kiểm soát.

Đại dịch khiến kỳ nghỉ lễ trong tháng này trở nên không chắc chắn. Đôi khi, dịch bệnh còn nằm ngoài tầm hiểu biết của con người. Làm thế nào để đánh giá sự sụp đổ thông qua số liệu thống kê, ý kiến, cảnh báo, đóng cửa, mở cửa trở lại? Làm gì trước sự bất bình đẳng rõ rệt trong phân phối vaccine? Làm thế nào để tránh ánh nhìn của người ta khỏi những chiếc khẩu trang bỏ đi vẫn còn rải rác trên đường phố, những mảnh vụn lâu năm của đại dịch?

Không biết khi nào đại dịch kết thúc

Cuộc sống hiện nay như một chu kỳ với những lộ trình đều đặn: Họ mở cửa trường học đón học sinh sau một thời gian dài tạm nghỉ để phòng dịch. Nhưng một thời gian sau, các trường học lại phải đóng cửa vì một làn sóng dịch mới. Hạn chế di chuyển được nới lỏng nhưng rồi lại có thêm những hạn chế mới. Tình trạng đau ốm vì COVID-19 giảm nhưng lại bắt đầu những nỗi lo về triệu chứng COVID-19 kéo dài. Và hiện nay, đã có những dấu hiệu cho thấy những người đã khỏi COVID-19 vẫn có nguy cơ tái mắc bệnh với sự xuất hiện của biến thể Omicron.

Tại phòng thí nghiệm ở Paris (Pháp), nhà dịch tễ học Maria Melchior cho biết các cuộc họp mặt trực tiếp vừa được nối lại thì tuần qua, bà đã phải quay lại làm việc trực tuyến qua Zoom. Bà Melchior nhận xét: “Chúng tôi không biết khi nào chúng ta mới có thể quay lại cuộc sống bình thường. Và ngay cả định nghĩa bình thường hiện nay là gì tôi cũng không rõ. Với tôi thì bình thường ít nhất là một cuộc sống không phải đeo khẩu trang khắp nơi”.

Ở Kenya, số ca mắc COVID-19 đã giảm rõ rệt từ tháng 10. Khi ấy, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã gỡ bỏ các lệnh giới nghiêm. Cuộc sống tại Kenya đã phần nào phục hồi về dáng vẻ như thời trước đại dịch. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron ở châu Phi đã reo hồi chuông cảnh báo mới. Ngay từ trước khi Kenya xác nhận trường hợp mắc COVID-19, các lãnh đạo nước này đã công bố các quy định với người chưa tiêm vaccine và hạn chế mới trong mùa lễ.

Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Kenya mà còn nhiều nơi trên thế giới. Corrie Mwende, một chuyên gia truyền thông ở Nairobi, cho biết cô ấy đã cảm thấy như “tự do quay trở lại” sau một thời gian dài. Tuy nhiên giờ đây, cô Mwenda nói rằng cô không còn chắc chắn về điều ấy.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới