Thursday, March 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSông Mê Kông đang được vũ khí hóa bởi chính quyền Bắc...

Sông Mê Kông đang được vũ khí hóa bởi chính quyền Bắc Kinh

Theo Epoch Times đưa tin, sông Mê Kông đang được ĐCSTQ sử dụng như một công cụ địa chính trị.

Năm 1995, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã thỏa thuận chính thức thành lập Ủy ban sông Mê Kông (Mekong River Commission, viết tắt là MRC). Theo trang web chính thức của ủy ban, việc tạo ra thỏa thuận này “là vì bốn quốc gia đã nhận ra rằng họ có lợi ích chung trong việc cùng quản lý nguồn nước chung và phát triển tiềm năng kinh tế của dòng sông”.

Năm 2006, ĐCSTQ nhận ra tầm quan trọng của sông Mê Kông và quyết định can thiệp. Trong 15 năm sau đó, ĐCSTQ đã không tiếc công sức lợi dụng và thao túng sông Mê Kông.

Năm 2016, Hợp tác Lan Thương – Mê Kông (Lancang-Mekong Cooperation, viết tắt là LMC), một thỏa thuận đa phương giữa các quốc gia dọc lưu vực sông Lan Thương và sông Mê kông đã chính thức được ký kết và có hiệu lực. Sông Lan Thương là một trong những con sông lớn nhất và dài nhất ở Trung Quốc, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (một cao nguyên Nam Á rộng lớn) và hợp lưu với sông Mê kông.

Giờ đây, sông Mê Kông không còn là một dòng sông đơn thuần nữa, nó đang được vũ khí hóa bởi chính quyền Bắc Kinh. Vào tuần thứ hai của tháng 6 năm nay, Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Lan Thương -Mekong (LMC) lần thứ sáu. Trong cuộc họp, ông liên tục đề cập đến dịch COVID-19 và khen ngợi các thành viên Hợp tác Lan Thương – Mê Kông về “sự hợp tác chống dịch” của họ. Vương Nghị nói về tầm quan trọng của “phục hồi kinh tế” và làm sâu sắc thêm “giao lưu văn hóa”, cũng như triển vọng mới cho tăng trưởng kinh doanh, đặc biệt đề cập đến việc số lượng chuyến bay chở hàng giữa các quốc gia thành viên “đã tăng từ 49 chuyến mỗi tuần trong năm 2019 lên 289 chuyến mỗi tuần”. Rõ ràng, ĐCSTQ coi Hợp tác Lan Thương – Mekong là một phương tiện để củng cố ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á.
Chính trị thuỷ văn và thao túng sông Mê kông

Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên chính trị thuỷ văn, và việc phân phối tài nguyên nước phải được tiến hành thông qua các quan điểm chính trị. Chúng ta thấy điều đó ở Israel, nơi các nhà chức trách chính phủ đang tiếp tục thao túng nguồn cung cấp nước của người Palestine. Đồng thời, ở Châu Á, ĐCSTQ đang bận rộn thao túng sông Mê Kông.

Sông Mê Kông là con sông quan trọng nhất ở Đông Nam Á. 65 triệu người sống dựa vào sông Mê Kông để có thức ăn và công việc. Đối với hầu hết những người này, cá là nguồn cung cấp protein chính trong chế độ ăn uống của họ. Nếu không có sông Mê Kông, hàng triệu người sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor). Đây là một dạng suy dinh dưỡng do thiếu protein trong khẩu phần ăn.

Về mặt thủy sản, con sông dài nhất Đông Nam Á này đóng góp hơn 25% lượng cá nước ngọt trên thế giới. Tổng diện tích của lưu vực sông Mê Kông mở rộng là khoảng 200 triệu mẫu Anh – gần bằng diện tích của Texas và Arkansas cộng lại – và là nơi có môi trường sống đa dạng về mặt sinh học nhất ở Châu Á. Đáng buồn thay, ĐCSTQ đang phá hủy những môi trường sống này.

Việc làm này đang hủy hoại cuộc sống của hàng triệu người dân trong khu vực. Trước khi nước sông Mê Kông chảy ra khỏi Trung Quốc, nó phải đi qua 11 con đập lớn. Không có gì ngạc nhiên khi việc xây dựng các con đập này có lợi ích đối với ĐCSTQ, nhưng chỉ gây hại cho các quốc gia hạ lưu dựa vào sông Mê Kông để sinh tồn.

Một báo cáo được công bố bởi Future Directions International (FDI) – một tổ chức chiến lược phi lợi nhuận độc lập, cho thấy một bài học nghiêm túc. Hơn một nửa dòng chảy của sông Mê Kông nằm ở Trung Quốc, điều này mang lại cho ĐCSTQ “cơ hội tuyệt vời để tận dụng các dòng chảy của nó”. Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia ven sông ở thượng nguồn, “có ảnh hưởng đáng kể đối với các quốc gia ở hạ lưu”. Do một số lượng lớn người dân phụ thuộc vào sông Mê Kông để sinh tồn, việc tìm kiếm “nguồn thực phẩm và nguồn kinh tế thay thế” là cấp thiết.

Như tờ Chính sách ngoại giao (Foreign Policy) đã chỉ ra, trong tương lai không xa, ĐCSTQ có thể sử dụng 11 con đập ở thượng nguồn để “tắt vòi nước của các quốc gia ở hạ nguồn”. Nếu tình huống bắt buộc, chính quyền Bắc Kinh cũng có thể bắt các thành viên của Hợp tác Lan Thương – Mekong làm con tin. Trên thực tế, do sự can thiệp của ĐCSTQ, mực nước sông Mê kông năm 2019 đã xuống mức thấp nhất thế kỷ.

Điều đáng nói là, theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Stimson, năm 2019 cũng là năm mà ĐCSTQ “chặn nhiều nước nhất mặc dù các nước ở hạ nguồn đang phải hứng chịu những đợt hạn hán chưa từng có”. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng việc ĐCSTQ tiếp tục thao túng sông Mê kông “đang gây ra những thay đổi rối loạn và hủy hoại đối với mực nước ở hạ lưu”. Một số trận lũ quét bất ngờ và chết người có liên quan trực tiếp đến các con đập ở Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu cũng viết: “Việc xả lũ đột ngột của các con đập đã từng khiến mực nước sông dâng lên nhanh chóng, tàn phá các cộng đồng ở hạ lưu, gây thiệt hại cho hàng triệu người và cũng tác động đến quá trình sinh thái của dòng sông”.

Ngoài tác động nghiêm trọng đến nguồn cung thủy sản, ngành lúa gạo đã hình thành và ảnh hưởng đến xã hội Đông Nam Á trong hơn 4000 năm, cũng đang bị phá huỷ. Cần phải nói rõ rằng gạo là lương thực chính của hơn 557 triệu dân trong khu vực. Hơn nữa, ở một số quốc gia thuộc Hợp tác Lan Thương – Mê Kông như Campuchia, tỷ lệ nghèo đói dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi trong vài năm tới; ở Myanmar, gần một nửa dân số có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói. Sự thao túng và can thiệp của ĐCSTQ sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Những gì đã xảy ra ở Đông Nam Á không chỉ là vấn đề cấp nước mà còn là một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Mặc dù có nhiều lý do dẫn đến cái chết của sông Mê Kông, nhưng nhiều nguyên nhân trong số đó đến từ ĐCSTQ. Nếu Bắc Kinh tiếp tục thao túng sông Mê kông, nhiều mùa màng sẽ bị phá hủy và nhiều người sẽ gặp bất hạnh.

RELATED ARTICLES

Tin mới