Thursday, March 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ phong tỏa, thành phố 13 triệu dân hỗn loạn, dân không...

TQ phong tỏa, thành phố 13 triệu dân hỗn loạn, dân không thể vào nhà vì một lý do

Theo trang Đa Chiều của Hong Kong, đối mặt với dịch bệnh COVID nghiêm trọng, thành phố Tây An (Trung Quốc) dường như đang hoảng sợ.

7

Trang Sina của Trung Quốc đưa tin, ngày 23/12, thành phố Tây An đã tiến hành đợt xét nghiệm COVID-19 lần thứ hai và phát hiện ra 127 trường hợp dương tính.

Trước đó, vào chiều 22/12, Tây An tuyên bố nâng cấp quản lý phòng chống dịch, vận động người dân “không rời thành phố trừ khi cần thiết”, các tiểu khu và đơn vị trong thành phố thực hiện quản lý khép kín.

Kể từ khi đợt dịch lần này bùng phát vào ngày 9/12, tổng số trường hợp dương tính COVID-19 được phát hiện tại Tây An đã lên tới 234 ca.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc giải thích rằng, việc quản lý khép kín các tiểu khu thành phố vào thời điểm này là vì dịch bệnh ở Tây An xuất hiện sự lây nhiễm ẩn trong cộng đồng, cũng như nguồn gốc chưa được xác định rõ ràng.

Tuy nhiên, biện pháp quản lý nghiêm ngặt này – gần tương đương với việc đóng cửa thành phố – có thể vẫn không kiểm soát được dịch bệnh trong thời gian ngắn. Theo các chuyên gia, số ca nhiễm COVID-19 ở Tây An dự kiến sẽ tăng cao trong thời gian trước mắt.

Trang Weibo (Trung Quốc) đăng tải rằng, Mãn Châu Lý, nơi có tình trạng lây nhiễm tương tự, có dân số thường trú chỉ hơn 150.000 người và phải trải qua 12 lần xét nghiệm COVID-19 mới khống chế được dịch bệnh. Trong khi dân số thường trú của Tây An là hơn 12,95 triệu người, sự di chuyển của người dân và mức độ phức tạp của dịch bệnh vượt xa so với Mãn Châu Lý.

Xử lý tình huống khẩn cấp “hỗn loạn”

Theo trang Đa Chiều (Hong Kong), điều khiến mọi người chú ý là, đối mặt với dịch bệnh nghiêm trọng, Tây An dường như đang hoảng sợ.

Sau khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở Tây An vào ngày 9/12, thành phố đã tăng cường sử dụng “Giấy thông hành một mã” cho việc đi lại cá nhân trong thời gian phòng chống dịch. Tuy nhiên, vào ngày 20/12, hệ thống quản lý “Giấy thông hành một mã” đã gặp sự cố trong khoảng thời gian dài, khiến việc đi lại của người dân bị cản trở, thậm chí một số điểm xét nghiệm COVID-19 đã buộc phải tạm dừng.

Trong các cuộc phỏng vấn của truyền thông Trung Quốc với người dân Tây An, câu trả lời nhận được thường là “hỗn loạn”.

Ngoài sự cố sập hệ thống quản lý “Giấy thông hành một mã” khiến việc đi lại trong thành phố gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh cũng khiến một lượng lớn thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi sau đại học ở Tây An rơi vào cảnh “không người trợ giúp”.

Tuần báo Tin tức Trung Quốc nhận định: “Là một thủ phủ của tỉnh, Tây An đã không thực hiện tốt ba khía cạnh là phòng ngừa kiểm soát khoa học, phòng ngừa kiểm soát chính xác và phòng ngừa kiểm soát bình thường”.

Tờ báo còn miêu tả: “Mọi người xếp hàng 5 tiếng đồng hồ trong gió lạnh cho đến khi trời tối. Kết quả là hàng trăm người được thông báo rằng hệ thống xét nghiệm COVID-19 bị trục trặc, không thể hoàn thành xét nghiệm. Một địa điểm thu thập mẫu xét nghiệm COVID-19 khác thì thông báo rằng các mẫu thu thập được không hợp lệ do sự cố hệ thống và cần được thu thập lại”.

“Do lỗi của hệ thống quản lý “Giấy thông hành một mã”, xe buýt và tàu điện ngầm không thể hiển thị mã màu xanh lá cây và kết quả xét nghiệm COVID-19, khiến hành khách phải xếp hàng để đăng ký tên theo cách thủ công. Một số người đã chọn đi bộ đến cơ quan và nhận thấy rằng họ không thể vào tòa nhà văn phòng nếu không thể truy cập vào hệ thống quản lý “Giấy thông hành một mã”, rồi lại đi bộ về nhà, nhưng cũng không thể vào khu nhà mình”.

Trang Đa Chiều nhận định, đây rõ ràng là một sự cố bất ngờ, nhưng trong một số trường hợp, nếu có sự chuẩn bị và phương án xử lý khẩn cấp từ trước thì sẽ không đến nỗi bị động.

Hơn nữa, trong hai năm qua kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, Trung Quốc đã xảy ra một số đợt bùng phát dịch tập trung hoặc rải rác. Tây An có thể tham khảo và rút kinh nghiệm từ đó. Ví dụ, phản ứng của Thượng Hải đối với một số đợt dịch bùng phát là khá linh hoạt và hiệu quả, đã được mọi tầng lớp xã hội công nhận.

Ngoài ra, đối với trường hợp thí sinh không thể tham dự kỳ thi sau đại học nói trên, tỉnh Chiết Giang đã thông báo phương án mượn địa điểm tại chỗ để tổ chức thi. Trong khi đơn vị liên quan của Tây An đã phản ứng như sau: “Nếu bạn cho rằng kỳ thi quan trọng thì hãy đến thi, cùng lắm thì thi xong về cách
ly”.

Theo trang Đa Chiều, việc xử lý tình huống khẩn cấp như vậy nói là “hỗn loạn” cũng không có gì sai.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới