Thursday, March 28, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ đã cài được gián điệp vào gần bà Thái Anh Văn

TQ đã cài được gián điệp vào gần bà Thái Anh Văn

Tất cả là vì năng lực của Đài Loan quá yếu so với Trung Quốc đại lục.

Thông tin an ninh của lãnh đạo Đài Loan nhiều lần bị rò rỉ cho Trung Quốc Đại lục.

Trong hơn 20 năm, Xie Xizhang luôn thể hiện mình là một doanh nhân đến từ Hong Kong trong các chuyến đi đến Đài Loan (Trung Quốc). Nhưng giờ đây, Xie đang bị cáo buộc thực hiện một nhiệm vụ khác: Tuyển mộ gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.

Trong một chuyến đi vào năm 2006, Xie gặp một sĩ quan cấp cao đã nghỉ hưu của hải quân Đài Loan, ông Chang Pei-ning trong một bữa ăn.

Chang sau đó trở thành một trong những gián điệp của Xie, giúp anh ta thâm nhập vào ban lãnh đạo quân sự của đảo Đài Loan như một phần của hoạt động gián điệp kéo dài của Trung Quốc đại lục nhằm xây dựng một vòng vây điệp viên giữa các sĩ quan đang đương chức và đã nghỉ hưu của hòn đảo này.

Các sĩ quan Đài Loan và gia đình họ được cho là đã bị dụ dỗ bằng những lời đề nghị của Xie về các chuyến đi nước ngoài xa xỉ được chi trả toàn bộ chi phí, hàng nghìn USD tiền mặt và những món quà như khăn lụa và thắt lưng sang trọng cho người thân của họ.

Vào tháng 6/2019, lực lượng phản gián của Đài Loan đã phá được mạng lưới của Xie và mở các chiến dịch săn lùng để tìm thêm bằng chứng. Giờ đây, Chang đang phải đối mặt với cáo buộc gián điệp và lệnh bắt Xie đã được ban hành. Tuy nhiên, vấn đề là Xie không còn ở Đài Loan.

Chiến dịch tuyển mộ quy mô

Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch rộng lớn hơn để làm suy yếu vai trò lãnh đạo quân sự và dân sự của Đài Loan, ăn mòn ý chí chiến đấu của họ đồng thời khai thác thông tin chi tiết về các loại vũ khí công nghệ cao và cả những kế hoạch quốc phòng của Đài Loan.

Trung Quốc đại lục thậm chí đã thâm nhập vào cả lực lượng an ninh được giao nhiệm vụ bảo vệ nhà lãnh đạo Thái Anh Văn. Vào đầu năm nay, một sĩ quan an ninh từng là vệ sĩ cho nhà lãnh đạo này và một trung tá an ninh đương nhiệm đã bị kết án vì đã làm rò rỉ thông tin nhạy cảm về an ninh của bà Thái Anh Văn cho một cơ quan tình báo Trung Quốc đại lục.

Thông tin bao gồm một sơ đồ tổ chức vẽ tay của Trung tâm Lực lượng Đặc biệt, đơn vị bảo vệ lãnh đạo, theo phán quyết của Tòa án Tối cao Đài Loan. Hai người này cũng bị buộc tội làm rò rỉ tên, chức danh và số điện thoại làm việc của các nhân viên an ninh cấp cao bảo vệ Văn phòng và dinh thự của bà Thái Anh ở trung tâm Đài Bắc.

Trong khi Văn phòng các vấn đề Đài Loan tại Bắc Kinh đã không trả lời các câu hỏi của Reuters về các hoạt động gián điệp này, thì tại Đài Bắc, cơ quan phòng vệ Đài Loan tuyên bố đã triển khai các biện pháp phản gián, ngăn chặn âm mưu gián điệp của tình báo Trung Quốc đại lục.

Đài Loan báo động “đỏ”

Cơ quan Tư pháp của Đài Loan cho biết họ không có bình luận gì về các vấn đề pháp lý đang diễn ra.

Tuy nhiên, một số cơ quan khác của chính quyền Đài Loan đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ gián điệp. Hội đồng Quan hệ Đại lục của Đài Loan cáo buộc “hoạt động gián điệp không ngừng mở rộng” của Trung Quốc là một trong những “chiêu bài chính trị độc hại” nhằm phá hoại “sự phát triển bình thường của quan hệ xuyên eo biển”.

Theo các nhà phân tích quân sự Đài Loan và Mỹ, những điệp viên được cài cắm có vị thế và ảnh hưởng trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể mang lại lợi thế vô giá cho Trung Quốc nếu hai bên nổ ra xung đột.

“Trung Quốc đại lục tiến hành các âm mưu xâm nhập có mục tiêu nhằm vào Đài Loan”, Lu Li Shih, một trung tá nghỉ hưu của lực lượng phòng vệ Đài Loan, cho biết. Ông nói, các hoạt động gián điệp cho thấy Bắc Kinh đã gần như xâm nhập hầu hết các cấp bậc, kể cả các tướng lĩnh cấp cao nhất, bất chấp các chiến dịch phản gián nội bộ chuyên sâu của Đài Loan, đồng thời cảnh báo về sự nguy hiểm của các nỗ lực gián điệp của Bắc Kinh.

Ông Lu Li Shih, người đã nghiên cứu các hoạt động gián điệp của Trung Quốc, cho biết các điệp viên Trung Quốc đại lục thường tiếp cận mục tiêu bằng những món quà nhỏ, mời ăn uống hoặc tham dự sự kiện. Bắc Kinh sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho những lần giao dịch thông tin nhạy cảm đầu tiên từ quan chức Đài Loan, ông Lu nói. Sau đó, chính khoản hậu hĩnh này sẽ giúp gián điệp Trung Quốc tống tiền, buộc các quan chức Đài Loan phải tiếp tục cung cấp thêm thông tin với giá thấp hơn.

Trong một thập kỷ qua, ít nhất 21 quan chức quân sự Đài Loan đương chức hoặc đã nghỉ hưu mang quân hàm từ đại úy trở lên đã bị kết tội làm gián điệp cho Trung Quốc đại lục. Ít nhất 9 quan chức khác của lực lượng phòng vệ Đài Loan hiện đang bị xét xử hoặc bị điều tra vì nghi ngờ có liên hệ với gián điệp từ Trung Quốc.

Riêng năm nay, các tòa án Đài Loan giữ nguyên bản án kết tội hai người đàn ông đã tiết lộ bí mật đảm bảo an ninh của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn và phát hiện một trung tá đã nghỉ hưu từ Cục vũ khí phạm tội xây dựng mạng lưới gián điệp cho Trung Quốc. Một thiếu tướng và 3 đại tá đã nghỉ hưu từ Cục Tình báo đang bị xét xử vì cáo buộc tuyển dụng gián điệp cho Trung Quốc.

Vào tháng 7, tờ Mirror Media của Đài Loan đưa tin, cựu Thứ trưởng Lực lượng Phòng vệ của hòn đảo, tướng Chang Che-ping, đã bị thẩm vấn trong một cuộc điều tra an ninh. Hai nguồn tin tin thận cho biết, tướng Chang đang bị thẩm vấn vì có liên hệ với “doanh nhân gián điệp” Xie Xizhang.

Vũ khí lợi hại của Trung Quốc

Từ lâu, hoạt động gián điệp là một vũ khí lợi hại của Trung Quốc. Hàng loạt tài liệu tại tòa án Đài Loan cho thấy, việc nuôi dưỡng sự bất mãn trong lực lượng phòng vệ Đài Loan là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh. Dù quân đội Trung Quốc đại lục có sức mạnh hơn rất nhiều trong khi phía Đài Loan còn nhiều thiếu sót nghiêm trọng, hòn đảo này vẫn là một mục tiêu khó xâm lược.

Các nhà phân tích quân sự Đài Loan và Mỹ cho biết, ngay cả khi không có sự trợ giúp từ bên ngoài, lực lượng phòng vệ tốt nhất của Đài Loan có thể gây tổn thất nặng nề cho phía Bắc Kinh. Đối với Trung Quốc, việc nắm được thông tin về kế hoạch phòng thủ, mật mã liên lạc, địa điểm cất giấu vũ khí và địa điểm đóng quân sẽ bù đắp phần nào những khó khăn này. Các sĩ quan không trung thành cũng có thể từ chối chiến đấu, điều động binh sĩ dưới quyền bị sai hoặc đào tẩu sang phía bên kia.

Trong một báo cáo công bố hồi tháng 9, cơ quan phòng vệ Đài Loan thừa nhận gián điệp Trung Quốc đại lục “ẩn nấp” trên hòn đảo này có thể tấn công vào cơ quan đầu não và “đánh chặt đầu” (tức tấn công vào cơ quan đầu não) làm suy giảm nhuệ khí của lực lượng vũ trang.

Ngay cả việc phát hiện ra gián điệp Trung Quốc trong thời bình cũng là một đòn giáng có thể khiến binh sĩ Đài Loan mất tinh thần. Grant Newsham, một đại tá trong Thủy quân lục chiến Mỹ đã nghiên cứu về hòn đảo này cho biết: “Các vụ việc lặp đi lặp lại, việc các sĩ quan cấp cao nhất của lực lượng vũ trang Đài Loan bị kết tội gián điệp đã có ảnh hưởng tâm lý đối với quân đoàn và cấp bậc sĩ quan. khả năng phòng thủ. Và một khi đã tạo ra sự nghi ngờ về tính trung thực của những người chỉ huy, thì sự mục nát sẽ xuất hiện và ngày càng sâu sắc hơn”.

Một số cựu quân nhân Đài Loan lo lắng rằng các vụ gián điệp lặp đi lặp lại sẽ khiến Mỹ không muốn chia sẻ vũ khí tiên tiến hoặc thông tin tình báo nhạy cảm vì sợ những bí mật này bị lọt vào tay Bắc Kinh.

Một thách thức lớn đối với lực lượng chống gián điệp của Đài Loan là các hình phạt nhẹ đối với các sĩ quan đã nghỉ hưu bị kết tội làm gián điệp. Theo luật quân sự, các sĩ quan đang phục vụ có thể bị kết án tử hình hoặc tù chung thân nếu phạm tội nghiêm trọng. Tuy nhiên, các cựu sĩ quan phạm tội một lần chỉ có thể bị xét xử theo Luật An ninh phòng vệ đảo, quy định thời hạn tù ngắn hơn nhiều.

Trước áp lực của dư luận nhằm chống lại hoạt động gián điệp của Trung Quốc, vào tháng 6/2019, Đài Loan đã tăng các hình phạt theo luật an ninh đối với những tội danh nghiêm trọng nhất, từ mức tù tối đa 5 năm lên tối thiểu 7 năm và tiền phạt lên tới 100 triệu Đài tệ (khoảng 3,6 triệu USD).

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới