Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCH Séc bài trừ TQ mạnh mẽ

CH Séc bài trừ TQ mạnh mẽ

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan Wu Zhaoxie (Ngô Chiêu Nhiếp) nói rằng chính phủ mới của Séc rất thân thiện với Đài Loan, và mối quan hệ Đài Loan-Séc sẽ chỉ tốt hơn trong tương lai. Các chuyên gia cho rằng chính phủ mới của Séc đang thúc đẩy “ngoại giao giá trị” và Séc có khả năng trở thành một Litva tiếp theo.

Tân Thủ tướng Séc Petr Fiala.

Chính phủ mới của Séc do Thủ tướng Petr Fiala lãnh đạo đã nhậm chức vào ngày 17/12/2021. Liên minh cầm quyền của ông nhấn mạnh sự hợp tác với các chính phủ dân chủ như Đài Loan và Nhật Bản. Ngoại trưởng mới của Séc là Jan Lipavsky tỏ rõ quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và Nga.

Thông tấn xã Séc (CTK) đưa tin, Lipavsky cho biết trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi nhậm chức vào ngày 18/12/2021 rằng, khôi phục danh tiếng và vị thế của Cộng hòa Séc là mục tiêu hàng đầu của ông trên cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông dự định tái bảo vệ nhân quyền trong ngoại giao và thúc đẩy Đạo luật Magnitsky.

Lipavsky thể rõ sự thân thiện với Đài Loan. Vào cuối tháng 10 năm ngoái, Lipavsky đã ăn tối với Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Wu Zhaoxie. Lipavsky nói rằng Đài Loan là “một đối tác kinh tế quan trọng của Cộng hòa Séc và quan trọng hơn nhiều lần so với Trung Quốc”. Ông cũng cho biết sẽ xem xét lại mối quan hệ giữa Cộng hòa Séc với Trung Quốc và Nga, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Séc trở thành thành viên của Liên minh châu Âu và NATO.

Vào tháng 12 năm ngoái, Lipavsky đã chỉ trích Bắc Kinh vì đã có những quyết định đơn phương xâm hại lợi ích của Litva và vi phạm Công ước Vienna về Ngoại giao.

Pavelc Fisher, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh của Thượng viện Séc, phát biểu tại cuộc họp Thượng viện rằng quan sát những thay đổi trong ngoại giao của Litva với Trung Quốc trong những năm gần đây, sẽ thấy việc Trung Quốc bắt nạt Litva là một hành động có hệ thống và liên tục. Ông kêu gọi Séc hãy tiến về phía trước vào thời điểm lịch sử này, và chính quyền Trung Quốc không chỉ là vấn đề với Liva, mà còn là vấn đề với Cộng hòa Séc.

Vào ngày 23/12/2021, sau khi được hỏi về khả năng thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đài loan với Litva và Cộng hòa Séc, Bộ trưởng Ngoại giao Wu Zhaoxie nói rằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao hiện nay không phải là trọng tâm, giữa các bên có các kế hoạch ngoại giao nhưng không phù hợp để tiết lộ vào lúc này.

Wu nói rằng chính phủ mới của Séc rất thân thiện với Đài Loan và đã đề xuất định hướng “ngoại giao giá trị” tập trung vào nhân quyền và xem xét lại quan hệ với Trung Quốc và Nga. Do đó, quan hệ giữa Đài Loan và Cộng hòa Séc sẽ chỉ tốt hơn trong tương lai.

Vào ngày 27/10/2021, Wu Zhaoxie đã được mời đến thăm Thượng viện Séc và được Chủ tịch Thượng viện Miloš Vystrčil trao tặng Huy chương Bạc Danh dự Quốc tế để ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông trong việc làm sâu sắc hơn quan hệ song phương giữa Đài Loan và Séc.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nhật Bản vào ngày 25/10/2021, Vitzy nói rằng “nhiệm vụ của chúng tôi là hỗ trợ Đài Loan, nền dân chủ của Đài Loan” và hy vọng sẽ thúc đẩy mối quan hệ Đài Loan-Séc.

Các nhà quan sát e ngại rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục xuất khẩu chủ nghĩa độc tài, tham gia vào chính sách ngoại giao sói chiến và bành trướng hung hãn. Bằng cách này họ sẽ tiếp tục ngăn chặn việc Đài Loan tham gia vào các hoạt động quốc tế và dần thu hẹp không gian “sinh tồn” của hòn đảo.

Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết, mặc dù sẽ phải đối mặt nhiều thách thức lớn, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Đài Loan không đơn độc; với sự ủng hộ và nỗ lực chung của người dân, Bộ Ngoại giao sẽ bảo vệ phẩm giá quốc gia, bảo vệ các giá trị dân chủ và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động quốc tế.

Nhà kinh tế học Wu Jialong cho biết trên Facebook rằng việc Lithuania gần như cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có thể gây ra hiệu ứng domino. Litva và Đài Loan đều là hai nền dân chủ nhỏ sống cạnh các nước lớn chuyên quyền nên họ có chung vận mệnh, vì thế Litva sẵn sàng dũng cảm đứng lên ủng hộ Đài Loan, cũng giống như trường hợp của Cộng hòa Séc trước đây.

Vitzy không sợ sự đàn áp của Trung Quốc. Vào ngày 30 tháng 8 năm 2020, ông đã dẫn 89 thành viên của Quốc hội Séc và các doanh nhân đến thăm Đài Loan. Ông cũng hội đàm với Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn) và có bài phát biểu tại Quốc hội Đài Loan. Wu Jialong nói rằng Đài Loan không mua chuộc các nước châu u nhỏ bé này, cũng như không kích hoạt lợi ích kinh tế mà thay vào đó, Đài Loan mở ra không gian quốc tế dựa trên sự kết nối các giá trị và quyền con người.

Theo VOA, Marcin Jerzewski, nhà nghiên cứu về Đài Loan, nhận định trong một cuộc phỏng vấn rằng chính phủ mới của Séc sẽ thay đổi con đường thương mại thân Trung Quốc của chính phủ cũ.

Chuyên gia Ye Haoqin cho biết, “Dưới sự lãnh đạo của cựu Thủ tướng Babis, chính sách đối ngoại của Séc dựa trên các giao dịch” và ủng hộ nhân quyền là có chọn lọc, đặc biệt là khi đối phó với các chế độ độc tài, chính quyền này dễ dàng gạt bỏ nhân quyền sang một bên. Nhưng chính phủ mới của Séc sẽ khác. Trong tương lai, chính sách đối ngoại của chính phủ mới rõ ràng sẽ xích lại gần EU hơn và tuân theo các quy tắc và chuẩn mực của EU, dựa trên các giá trị nhân phẩm, tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp quyền và nhân quyền “

Vào giữa tháng 11/2021, Jiri Pehe, cựu cố vấn cho cựu Tổng thống Séc Václav Havel vào cuối những năm 1990, cho biết, ông hy vọng rằng chính phủ mới sẽ áp dụng một chính sách đối ngoại phù hợp với ý tưởng của Havel là ủng hộ dân chủ, nhân quyền. Havel là linh hồn của Cách mạng Nhung (Velvet Revolution) lật đổ chế độ độc tài Cộng sản ở Tiệp Khắc vào năm 1989.

Pecher chỉ ra rằng “Cách mạng nhung” là sự khởi đầu của quá trình chuyển đổi chính trị ở Séc. Ông tin rằng Babis thua trong cuộc bầu cử lần này và Tổng thống Séc Zeman sẽ từ chức vào đầu năm 2023. Ông cho rằng, có dấu hiệu cho thấy lực thiên tả đang giảm dần ở Séc, theo tiền đề này, bốn năm tới Moscow và Bắc Kinh sẽ phải đối phó với Praha.

Jakub Janda, Giám đốc Trung tâm Chính sách An ninh Giá trị Châu Âu, nhìn nhận rằng chính phủ mới của Séc sẽ không chỉ xem xét lại mối quan hệ của họ với Trung Quốc, mà kế hoạch của họ cũng chỉ rõ rằng Đài Loan là một “đối tác” cần tăng cường quan hệ.

Lipavsky tuyên bố rằng Đài Loan là đối tác kinh tế quan trọng hơn Trung Quốc nhiều lần, bởi vì Đài Loan đã tạo ra 24.000 việc làm ở Cộng hòa Séc, lớn hơn nhiều so với con số 4.000 việc làm của Trung Quốc.

Chuyên gia Yanda nói rằng trao đổi kinh tế và thương mại giữa Cộng hòa Séc và Trung Quốc rất hạn chế và chỉ có khoảng 1% sản phẩm của Séc được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Janda nói rằng trong mắt Trung Quốc, Cộng hòa Séc sẽ là một Litva tiếp theo, người ta tin rằng Cộng hòa Séc sẽ phải đối mặt với sự trả đũa mà Trung Quốc đã làm với Liva. Tuy nhiên, sau khi Vitzy đến thăm Đài Loan vào năm 2020, Cộng hòa Séc đã trải qua điều đó, vì thế đây không phải là vấn đề lớn đối với họ.

Ye Haoqin cho biết, Trung Quốc đứng thứ hai trong danh sách các quốc gia mà Séc nhập hàng hóa, nhưng Trung Quốc chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 18 của Séc. Điều này đã dẫn đến thâm hụt thương mại lớn giữa hai nước. Hơn nữa, đầu tư từ Trung Quốc chỉ chiếm dưới 1% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Séc. Trong khi đó, các nhà sản xuất lớn của Đài Loan như Foxconn, Asus, Acer và AU Optronics đều có nhà máy tại Cộng hòa Séc.

Ye Haoqin chỉ ra rằng mặc dù quy mô kinh tế của Đài Loan không bằng Trung Quốc, nhưng Đài Loan có những ưu đãi kinh tế rất lớn dành cho Séc. Mặt khác, Trung Quốc đã không thực hiện được lời hứa xây dựng liên minh kinh tế “17 + 1” với các nước Trung và Đông Âu, bên cạnh đó họ còn thực hành kiểu ngoại giao hung hăng, những điều này đã khiến người Séc càng ngày càng có cái nhìn thiếu thiện cảm về thế lực cầm quyền tại Trung Quốc.

Cả Ye Haoqin và Janda đều tin rằng chính phủ mới của Séc sẽ xem xét lại mối quan hệ với Trung Quốc, và có khả năng sẽ theo chân Litva rút khỏi cơ chế “17 + 1”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới